Tìm điều kiện tham số m để ba đường thẳng đồng quy Chuyên đề Toán 9 thi vào 10
Tìm m để 3 đường thẳng đồng quy
Chứng minh ba đường thẳng đồng quy là một dạng toán thường gặp trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán được GiaiToan biên soạn và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán lớp 9 hiệu quả hơn.
A. Hàm số bậc nhất
- Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b trong đó a; b là các số cho trước và a ≠ 0.
- Đặc biệt khi b = 0 thì hàm số có dạng y = ax
B. Tìm m để ba đường thẳng đồng quy
Phương pháp:
Bước 1: Tìm điều kiện để các đường thẳng cắt nhau, để đường thẳng là hàm số bậc nhất (nếu có)
Bước 2: Tìm giao điểm của hai đường thẳng (hai đường thẳng không chứa m) để 3 đường thẳng đồng quy thì giao điểm đó phải thỏa mãn khi thay vào đường thẳng còn lại. Từ đó suy ra giá trị tham số m.
Bước 3: Kết luận giá trị của m.
C. Bài tập tìm điều kiện của m để ba đường thẳng đồng quy.
Ví dụ 1: Cho ba đường thẳng y = 2x + 1 (d1); y = x – 1 (d2) và (d3): y = (m + 1)x – 2. Tìm điều kiện của tham số m để ba đường thẳng đồng quy.
Hướng dẫn giải
Hoành độ giao điểm của d1 và d2 là nghiệm của phương trình:
2x + 1 = x – 1
⇒ x = – 2
Với x = – 2 thì y = – 2 – 1 = – 3
Suy ra hai đường thẳng d1 và d2 cắt nhau tại điểm A(– 2; – 3)
Để ba đường thẳng đồng quy thì điểm A(– 2; – 3) thuộc đồ thị hàm số (d3): y = (m + 1)x – 2.
Khi đó ta có: – 3 = (m + 1) . (– 2) – 2
⇒
Vậy với thì ba đường thẳng (d1), (d2) và (d3) đồng quy.
Ví dụ 2: Tìm tham số m để ba đường thẳng (d1): y = x – 2; (d2): y = 2x + m + 1 và (d3): y = 3x – 2 cắt nhau tại một điểm.
Hướng dẫn giải
Hoành độ giao điểm của (d1): y = x – 2 và (d2): y = 3x – 2 là nghiệm của phương trình:
x – 2 = 3x – 2
⇒ x = 0
Với x = 0 thì y = 0 – 2 = – 2
Suy ra hai đường thẳng (d1): y = x – 2 và (d2): y = 3x – 2 cắt nhau tại điểm B(0; – 2)
Để ba đường thẳng đồng quy thì điểm B(0; – 2) thuộc đồ thị hàm số y = 2x + m + 1.
Khi đó ta có: – 2 = 2 . 0 + m + 1
⇒ m + 3 = 0
⇒ m = – 3
Vậy với m = – 3 thì ba đường thẳng (d1), (d2) và (d3) đồng quy.
D. Luyện tập tìm điều kiện để ba đường thẳng đồng quy
Bài tập 1: Cho 3 đường thẳng d1: y = – 2x, d2; y = 1,5x + 7 và d3: y = – 2mx + 5
a) Tìm tọa độ giao điểm hai đường thẳng d1, d2.
b) Tìm các giá trị của tham số m để ba đường thẳng d1, d2, d3 đồng quy.
Bài tập 2: Cho đường thẳng (d1): y = 2x + 1, (d2) y = 3, (d3): y = kx + 5
a) Xác định tọa độ giao điểm A của 2 đường thẳng d1 và d2
b) Tìm m để ba đường thẳng trên đồng quy.
Bài tập 3: Cho các đường thẳng (d1): y = x + 2, (d2): y = – 2x + 5, (d3): y = 3x, (d): y = mx + m – 5 trong cùng hệ trục tọa độ.
a, Chứng minh (d1); (d2); (d3) đồng quy.
b, Tìm m để (d1); (d2); (d3) và (d) đồng quy.
Bài tập 4: Cho ba đường thẳng:
d1: y = x + 2
d2: y = 2x + 1
d3: y = (m2 + 1)x + m
Tính các giá trị của m để ba đường thẳng cắt nhau tại một điểm.
Bài tập 5: Tìm m để đồ thị của các hàm số (d1): y = – x + 2; (d2): y = 2x – 1; (d3): y = (m – 2)x + m – 1 đồng quy.
Bài tập 6: Tìm m để đồ thị của các hàm số (d1): y = 2x + 3; (d2): y = x và (d3): y = – 4mx + 9 cắt nhau tại một điểm.
Bài tập 7: Cho ba đường thẳng y = 2x + 1 (d1); y = x – 1 (d2) và (d3): u = (m + 1)x – 2. Tìm điều kiện của tham số m để ba đường thẳng đồng quy.
Bài tập 8: Tìm tham số m để ba đường thẳng (d1): y = x – 2; (d2): y = 2x + m + 1 và (d3): y = 3x – 2 cắt nhau tại một điểm.
Bài tập 9: Cho ba đường thẳng y = x + 6 (d1); y = 3x + 7 (d2) và y = (2 – m)x + 1 (d3). Tìm m để (d1), (d2) và (d3) đồng quy.
Bài tập 10: Tìm giá trị của m để ba đường thẳng sau đồng quy:
(d1): 5x + 11y = 8;
(d2): 10x – 7y = 74;
(d3): 4mx + (2m – 1)y = m + 2.
------------------------------------------------------------------------
Tham khảo thêm:
- Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
- Không giải phương trình tính giá trị biểu thức
- Cách giải hệ phương trình
- Tìm giá trị x để A nhận giá trị nguyên
- Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng làm chung làm riêng
- Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng tìm số
- Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng năng suất
- Delta là gì? Cách tính delta và delta phẩy trong phương trình bậc hai
Xem thêm bài viết khác
Chứng minh phương trình luôn có nghiệm với mọi m
Tìm giá trị x để A nhận giá trị nguyên
Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt thỏa mãn điều kiện
Một ô tô đi quãng đường AB với vận tốc 50 km/h rồi đi tiếp quãng đường BC với vận tốc 45 km/h
Trong một ngôi trường có một số ghế băng, mỗi ghế băng quy định một số người như nhau
Một sân cầu lông hình chữ nhật có chiều rộng nhỏ hơn chiều dài 7m và có diện tích bằng 78m2
Tìm m để phương trình có nghiệm x1 x2 thỏa mãn điều kiện
Chứng minh (d) luôn cắt (P) tại 2 điểm phân biệt
Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt
Một đội công nhân được giao nhiệm vụ trồng 96 cây xanh cho một tuyến đường
Chuyên đề Hệ thức Vi-ét
Một người đi xe đạp từ A đến B cách nhau 30km, khi đi từ B về A người đó chọn con đường khác
Không dùng máy tính cầm tay, tính giá trị biểu thức