Toán thực tế - Hình học không gian Chuyên đề Toán 9 thi vào 10
Toán thực tế - Hình học không gian
Bài toán thực tế về hình học không gian là tài liệu do GiaiToan sưu tầm và biên soạn với lời giải chi tiết cho dạng bài liên quan đến hình học không gian và các công thức liên quan giúp các bạn học sinh nắm vững các kiến thức và áp dụng tính toán trong các bài tập. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo bài viết.
A. Công thức tính diện tích, thể tích các hình không gian
1. Hình trụ
Nếu hình trụ có bán kính đáy R và chiều cao h thì:
+ Diện tích xung quanh:
+ Diện tích toàn phần:
+ Thể tích:
2. Hình cầu
Nếu hình cầu có bán kính R thì:
+ Diện tích mặt cầu:
+ Thể tích hình cầu:
3. Hình nón
Nếu Hình nón có bán kính đáy R, chiều cao h và đường sinh l thì:
+ Diện tích xung quanh:
+ Diện tích toàn phần:
+ Thể tích:
4. Hình nón cụt
Nếu Hình nón cụt bán kính đáy lớn R, bán kính đáy nhỏ r, chiều cao h và đường sinh l thì:
+ Diện tích xung quanh:
+ Diện tích toàn phần:
+ Thể tích:
B. Bài tập ví dụ
Ví dụ 1: Một quả bóng bàn dạng một hình cầu có bán kính bằng 2 cm. Tính diện tích bề mặt của quả bóng bàn đó (lấy π ≈ 3,14).
Lời giải chi tiết:
Vì quả bóng bàn hình cầu có bán kính R = 2 cm nên diện tích bề mặt quả bóng là:
Sbề mặt = 4πR2 = 4. 3,14 . 22 ≈ 50,24 (cm2)
Vậy diện tích bề mặt quả bóng bàn là 50,24 cm2.
Ví dụ 2: Một bồn nước inox có dạng hình trụ với chiều cao 1,75 m và diện tích đáy là 0,32 m2. Hỏi bồn nước này đựng đầy được bao nhiêu mét khối nước? (Bỏ qua bề dày của bồn).
Lời giải chi tiết:
Bồn nước hình trụ có chiều cao h = 1,75 m và diện tích đáy Sđáy = 0,32 m2 nên thể tích của bồn là:
Vbồn = Sđáy . h = 0,32 . 1,75 = 0,56 m3.
Vậy bồn đựng đầy nước thì được 0,56 m3 nước.
Ví dụ 3: Một chiếc nón có bán kính đáy bằng 15 cm và chiều cao bằng 20 cm. Hỏi chiếc nón múc đầy được bao nhiêu cm3 nước (lấy π = 3,14).
Lời giải chi tiết:
Chiếc nón có bán kính đáy R = 15 cm và chiều cao h = 20 cm nên thể tích của chiếc nón là:
(cm3)
Vậy chiếc nón múc đầy được 4710 cm3 nước.
C. Bài tập tự luyện
Bài 1: Một quả bóng bằng da có đường kính 22 cm. Tính diện tích da cần dùng để làm quả bóng nếu không tính tỉ lệ hao hụt (lấy π = 3,14).
Bài 2: Bác An có một đống cát hình nón cao 2 m, đường kính đáy 6 m; bác tính rằng để sửa xong ngôi nhà của mình cần 30 m3 cát. Hỏi bác An cần mua bổ sung bao nhiêu m3 cát nữa để đủ cát sửa nhà (lấy π = 3,14 và các kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).
Bài 3: Một thùng nước hình trụ có chiều cao bằng đường kính đáy và bằng 1 m. Thùng nước này có thể đựng được 1 m3 nước không? Tại sao? (lấy π = 3,14).
Bài 4: Người ta dự định làm dự định làm một chiếc bồn chứa dầu bằng sắt hình trụ có chiều cao 1,8 m, đường kính đáy 1,2 m. Hỏi chiếc bồn đó chứa đầy được bao nhiêu lít dầu, biết rằng 1 m3 = 1000 lít (Bỏ qua bề dày của bồn; lấy π = 3,14).
Bài 5: Trái Đất, hành tinh chúng ta đang sống, dạng hình cầu có bán kính là 6370 km. Biết rằng 29% diện tích bề mặt Trái Đất không bị bao phủ bởi nước bao gồm núi, sa mạc, cao nguyên, đồng bằng và các địa hình khác. Tính diện tích bề mặt mặt Trái Đất bị bao phủ bởi nước (Lấy π = 3,14; kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị).
Bài 6: Một hộp đựng chè hình trụ có đường kính đáy bằng 8 cm và chiều cao bằng 12 cm. Tính diện tích giấy carton để làm một hộp chè đó, biết tỉ lệ giấy carton hao hụt khi làm một hộp chè là 5% (lấy π = 3,14).
Bài 7: Một cốc thủy tinh hình trụ đựng đầy nước có chiều cao bằng 10 cm và thể tích bằng 90π cm3. Người ta thả vào cốc một viên bi sắt hình cầu có bán kính bằng bán kính đáy cốc nước, viên bi sắt ngập toàn bộ trong nước. Tính lượng nước bị tràn ra khỏi cốc?
Bài 8: Một chiếc xô có hình dạng là một hình nón cụt bán kính đáy lớn bằng 19 cm, bán kính đáy nhỏ bằng 13 cm, chiều cao là 25 cm. Hỏi chiếc xô đựng đầy được bao nhiêu cm3 nước (lấy π = 3,14).
----------------------------------------
- Lượt xem: 680