Chứng minh phương trình luôn có nghiệm với mọi m Chuyên đề Toán lớp 9 luyện thi vào lớp 10

Nội dung
  • 23 Đánh giá

Chứng minh phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi m là một dạng toán khó thường gặp trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán. Tài liệu được  GiaiToan.com biên soạn và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

A. Cách chứng minh phương trình luôn có nghiệm với mọi m

Bước 1: Tính Delta

Bước 2: Biến đổi biểu thức Delta, chứng minh Delta luôn dương thì phương trình luôn có nghiệm với mọi giá trị của m.

Bước 3: Kết luận.

B. Ví dụ chứng minh phương trình luôn có nghiệm với mọi m

Ví dụ 1: Cho phương trình x2 - 2(m - 1)x + m - 3 = 0 (m là tham số)

a) Chứng minh phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt

b) Tìm một hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình đã cho mà không phụ thuộc vào m.

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

\Delta'  = {\left[ { - \left( {m - 1} \right)} \right]^2} - 1\left( {m - 3} \right) = {m^2} - 3m + 4 = {\left( {m - \frac{3}{2}} \right)^2} + \frac{7}{4} > 0;\forall m

Vậy phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của tham số m

b) Theo hệ thức Vi – et ta có: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {{x_1} + {x_2} = 2\left( {m - 1} \right)} \\ 
  {{x_1}.{x_2} = m - 3} 
\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {{x_1} + {x_2} = 2m - 2} \\ 
  {2{x_1}.{x_2} = 2m - 6} 
\end{array}} \right.

Vậy hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình không phụ thuộc vào tham số m là:

x_1+x_2-2x_1.x_2=4

\Leftrightarrow x_1+x_2-2x_1.x_2-4 =0

Ví dụ 2: Cho phương trình x2 - 2(m - 1)x + 2m - 5 (m là tham số)

a) Chứng minh rằng phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi m.

b) Tìm giá trị của m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thỏa mãn x1 < 1 < x2

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

\begin{matrix}  \Delta  = {\left[ { - \left( {m - 1} \right)} \right]^2} -\left( {2m - 5} \right) \hfill \\  \Delta  = {m^2} - 4m + 6 \hfill \\  \Delta  = {{m}^2} - 2.m.2 + 4 + 2 = {\left( {m - 2} \right)^2} + 2 > 0\forall m \hfill \\ \end{matrix}

Vậy phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của tham số m.

b) Theo hệ thức Vi – et ta có: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {{x_1} + {x_2} = 2m - 2} \\ 
  {{x_1}.{x_2} = 2m - 5} 
\end{array}\left( * \right)} \right.

Theo giả thiết ta có: x1 < 1 < x2

=> \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {{x_1} - 1 < 0} \\ 
  {{x_2} - 1 > 0} 
\end{array}} \right.

=> (x1 – 1)(x2 – 1) < 0

=> x1x2 – (x1 + x2) + 1 < 0 (**)

Từ (*) và (**) ta có: (2m – 5) – (2m – 2) + 1 < 0

=> – 2 < 0, đúng với mọi giá trị của m

Vậy với mọi giá trị của m phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thỏa mãn x1 < 1 < x2

C. Bài tập chứng minh phương trình luôn có nghiệm với mọi giá trị của m

Bài tập 1: Cho phương trình x2 - mx + m - 2 = 0 (m là tham số). Chứng minh phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của tham số m.

Bài tập 2: Cho phương trình x2 - (2m + 1)x + m2 + m - 1 = 0 (m là tham số)

a) Chứng minh rằng phương trình đã cho luôn có nghiệm với mọi m.

b) Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình. Tìm m sao cho A = (2x1 – x2)(2x2 – x1) đạt giá trị nhỏ nhất và tính giá trị nhỏ nhất đó.

Bài tập 3: Cho phương trình {x^2} - 2mx + {m^2} - \frac{1}{2} = 0 (m là tham số)

a) Chứng minh rằng phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của tham số m.

b) Tìm m để hai nghiệm của phương trình có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

Bài tập 4: Cho phương trình x2 - mx + m - 4 = 0 (1) (x là ẩn số, m là tham số).

Chứng minh rằng phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x1, x2 với mọi m. Tìm tất cả
các giá trị nguyên dương của m để (5x1 - 1)(5x2 - 1) < 0.

Bài tập 5: Cho phương trình (m + 2)x2 - (2m - 1)x - 3 + m = 0

a) Chứng tỏ phương trình có nghiệm với mọi m.

b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1; x2. Khi đó, tìm m để nghiệm này gấp đôi nghiệm kia.

Bài tập 6: Cho phương trình x2 - 2(m + 1)x + 2m = 0

a) Chứng minh phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.

b) Gọi x1; x2 là hai nghiệm của phương trình, chứng tỏ x1 + x2 - x1 . x2 không phụ thuộc vào giá trị của m.

---------------------------------------------

Câu hỏi mở rộng củng cố kiến thức:

  • 49.522 lượt xem
Chia sẻ bởi: Sư Tử
Sắp xếp theo