Chuyên đề Hệ thức Vi-ét Chuyên đề Toán 9 thi vào 10
Chuyên đề: Hệ thức Vi-ét
GiaiToan xin giới thiệu đến quý thầy cô và học sinh Chuyên đề Hệ thức Vi-ét dưới sự trình bày chi tiết, rõ ràng giúp cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố lý thuyết môn Toán lớp 9 vững vàng. Mời các bạn tham khảo!
A. Lý thuyết Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
1. Định lý Vi-ét thuận
Cho phương trình bậc hai một ẩn ax2 + bx + c = (a ≠ 0) có hai nghiệm x1, x2. Khi đó hai nghiệm này thỏa mãn hệ thức dưới đây:
Hệ quả
Dựa vào hệ thức Vi-ét khi phương trình bậc 2 một ẩn có nghiệm, ta có thể nhẩm trực tiếp nghiệm của phương trình trong một số trường hợp đặc biệt:
- Nếu a + b + c = 0 thì phương trình có hai nghiệm
- Nếu a - b + c = 0 thì phương trình có nghiệm
2. Định lý Vi-ét đảo
Giả sử hai số thực x1, x2 thỏa mãn hệ thức:
thì x1, x2 là hai nghiệm của phương trình bậc hai x2 - Sx + P = 0.
B. Các bài toán ứng dụng định lý Vi-ét thường gặp
1. Dùng hệ thức Vi-ét để nhẩm nghiệm của phương trình
Phương pháp:
Nếu a + b + c = 0 thì phương trình (1) có một nghiệm x1 = 1, nghiệm kia là .
Nếu a - b + c = 0 thì phương trình (1) có một nghiệm là x1 = - 1, nghiệm kia là
Với những phương trình bậc hai có hệ số a, b, c đơn giản có thể dùng hệ thức Vi-ét để nhẩm nghiệm của chúng.
2. Tìm hai nghiệm khi biết tổng và tích của chúng
Phương pháp:
Cho phương trình bậc hai một ẩn ax2 + bx + c = (a ≠ 0) có hai nghiệm x1, x2. Khi đó hai nghiệm này thỏa mãn hệ thức dưới đây:
Giải hệ phương trình để tìm hai nghiệm x1, x2.
3. Tính giá trị của biểu thức có chứa các nghiệm của phương trình
Phương pháp:
Ta cần biến đổi các số hạng trong biểu thức về dạng tổng hoặc tích của các nghiệm của phương trình, rồi dùng công thức: và , thế vào vị trí của , thế vào vị trí của x1 + x2, kết quả thu được chính là giá trị của biểu thức cần tìm
4. Xác định tính chất các nghiệm của phương trình
Phương pháp:
Cho phương trình bậc hai một ẩn ax2 + bx + c = (a ≠ 0) (1)
Phương trình (1) có hai nghiệm trái dấu khi và chỉ khi a.c < 0
Phương trình có hai nghiệm cùng dấu
Phương trình có hai nghiệm cùng dấu dương
Phương trình có hai nghiệm cùng dấu âm
Phương trình có hai nghiệm trái dấu mà nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương
C. Một số bài tập ví dụ
Ví dụ 1: Không giải phương trình, nhẩm nghiệm của các phương trình sau:
a) x2 - 5x + 4 = 0
b) x2 - x - 2 = 0
Lời giải chi tiết:
a) x2 - 5x + 4 = 0
Ta có: a = 1, b = - 5, c = 4
Khi đó: a + b + c = 1 - 5 + 4 = 0
Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = 1 và x2 = 4
b) x2 - x - 2 = 0
Ta có: a = 1, b = - 1, c = - 2
Khi đó: a - b + c = 1 + 1 - 2 = 0
Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = - 1 và x2 = 2
Ví dụ 2: Tìm hai số x1 và x2 trong các trường hợp sau:
a) x1 + x2 = 32 và x1x2 = 231
b) x1 - x2 = 3 và x1x2 = 2
Lời giải chi tiết:
a) Ta có S = 32 và P = 231 nên hai số cần tìm là nghiệm của phương trình:
X2 - 32X + 231 = 0
Xét ∆' = 162 - 231 = 25 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt.
Do đó
b) Ta có: x1 - x2 = 3 hay x1 + (- x2) = 3
x1x2 = 2 hay x1 . (- x2) = - 2
Ta có S = 3 và P = - 2 nên hai số cần tìm là nghiệm của phương trình:
X2 - 3X - 2 = 0
Xét ∆ = 32 - 4 . (- 2) = 17 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt.
Do đó hay
Ví dụ 3: Tìm điều kiện của m để phương trình x2 + 2(m + 1)x + 2m = 0:
a) Có hai nghiệm trái dấu
b) Có hai nghiệm cùng âm
Lời giải chi tiết:
Xét ∆' = (m + 1)2 - 2m = m2 + 1 > 0 với mọi m
Do đó phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt.
a) Để phương trình có hai nghiệm trái dấu khi và chỉ khi 2m < 0 hay m < 0
b) Có hai nghiệm cùng âm
m > 0
Ví dụ 4: Cho phương trình x2 + 5x + 6 = 0. Gọi x1 và x2 là hai nghiệm của phương trình, không tính giá trị của x1 và x2, hãy tính giá trị của biểu thức sau:
Lời giải chi tiết:
Áp dụng hệ thức Vi-ét, ta có: x1x2 = 6 và x1 + x2 = - 5
Vậy
D. Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho phương trình x2 - bx + c = 0 (a ≠ 0) có nghiệm x1 và x2. Tính giá trị của biểu thức:
.
Bài 2: Để phương trình x2 + 2(m + 1)x + 2m - 11 = 0 có hai nghiệm nhỏ hơn 2, thì m phải thỏa mãn điều kiện gì?
Bài 3: Cho phương trình x2 - (m + 1)x + m = 0. Tìm m để tổng bình phương các nghiệm là nhỏ nhất.
Bài 4: Biết phương trình x2 - 2mx + 2m - 3 = 0. Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1 và x2 mà . Tính x1 + x2.
------------------------------------------------------
Tham khảo thêm:
Xem thêm bài viết khác
Tìm điều kiện tham số m để ba đường thẳng đồng quy
Tìm giá trị x để A nhận giá trị nguyên
Một ô tô đi quãng đường AB với vận tốc 50 km/h rồi đi tiếp quãng đường BC với vận tốc 45 km/h
Cho đường tròn (O) có tâm O và điểm M nằm ngoài đường tròn (O). Đường thẳng MO cắt (O) tại E và F (ME < MF)
Quãng đường AB dài 60 km, một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc và thời gian dự định
Hai tổ sản xuất được giao làm 800 sản phẩm trong một thời gian quy định
Tìm m để phương trình có nghiệm x1 x2 thỏa mãn điều kiện
Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt
Một đội công nhân được giao nhiệm vụ trồng 96 cây xanh cho một tuyến đường
Một người đi xe đạp từ A đến B cách nhau 30km, khi đi từ B về A người đó chọn con đường khác