Lập phương của một hiệu Hằng đẳng thức số 5

Nội dung
  • 3 Đánh giá

7 hằng đẳng thức đáng nhớ

Hằng đẳng thức đáng nhớ đưa ra phương pháp và các ví dụ cụ thể, giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn tập và củng cố kiến thức về dạng toán về những hằng đẳng thức đáng nhớ. Tài liệu bao gồm công thức hằng đẳng thức, các bài tập ví dụ minh họa có lời giải và bài tập rèn luyện giúp các bạn bao quát nhiều dạng bài chuyên đề hằng đẳng thức Toán lớp 8. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

Lập phương của một hiệu

(A – B)3 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B3

Bài tập hằng đẳng thức

Ví dụ 1: a) Khai triển hằng đẳng thức (2x – 3y)3

b) Viết biểu thức 8 – 12x + 6x2 – x3 dưới dạng lập phương của một tổng.

Hướng dẫn giải

a) Khai triển hằng đẳng thức (2x – 3y)3 ta được:

(2x – 3y)3

= (2x)3 – 3 .(2x)2 .(3y) + 3 .(2x) .(3y)2 – (3y)3

= 8x3 – 36x2y + 54xy2 – 27y3

b) Viết biểu thức 8 – 12x + 6x2 – x3 dưới dạng lập phương của một tổng ta được:

8 – 12x + 6x2 – x3

= 23 – 3 . 22 . x + 3 . 2 . x2 – x3

= (2 – x)3

Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức:

a) A = x3 – 3x2 + 3x + 2 tại x = 11

b) B = x3 – 9x2 + 27x – 27 tại x = 4

Hướng dẫn giải

a) Ta có: A = x3 – 3x2 + 3x + 2

A = x3 – 3x2 + 3x – 1 + 3

A = (x – 1)3 + 3

Thay x = 1 vào biểu thức ra có:

A = (1 – 1)3 + 3

A = 03 + 3

A = 3

Vậy giá trị của biểu thức A = 3 tại x = 1

b) Ta có: B = x3 – 9x2 + 27x – 27

B = x3 – 3 . x2 . 3 + 3 . x . 32 – 33

B = (x – 3)3

Thay x = 4 vào biểu thức ta có:

B = (4 – 3)3 = 13 = 1

Vậy giá trị của biểu thức B = 1 tại x = 4

Bài 1: Triển khai các biểu thức sau theo hằng đẳng thức:

a) (2 – x)3

b) (x – 3)3

c) (2x – 3)3

d) (3x – 2y)3

Bài 2: Viết gọn lại thành lập phương của một hiệu

a) x3 – 6x2 + 12x – 8

b) – x3 + 9x2 – 27x + 27

c) x3 – 6x2y + 12xy2 – 8y3

Bài 3: Rút gọn các biểu thức sau

a) (y – x)3 – (2x – y)3

b) x(x – 5)(x + 5) – (x – 5)3 + 100x

c) (x – 3y)3 – (x – 2y)(2y + x)

--------------------------------------

  • 7.822 lượt xem
Chia sẻ bởi: Đường tăng
Sắp xếp theo