Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc Lý thuyết toán 9 chương 3 hình học
Toán 9 Bài 6: Cung chứa góc thuộc phần Lý thuyết Toán 9 tập 2 được trình bày chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình SGK giúp cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố lý thuyết môn Toán lớp 9.
Lý thuyết Cung chứa góc
1. Quỹ tích cung chứa góc
Với đoạn thẳng AB và góc α (0 < α < 180°) cho trước thì quỹ tích các điểm M thoả mãn là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn AB.
Chú ý:
+ Hai cung chứa góc α nói trên là hai cung tròn đối xứng nhau qua AB.
+ Hai điểm A, B được coi là thuộc quỹ tích.
+ Đặc biệt: Quỹ tích các điểm M nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB.
2. Cách vẽ cung chứa góc α
– Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB.
– Vẽ tia Ax tạo với AB một góc α.
– Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với Ax. Gọi O là giao điểm của Ay với d.
– Vẽ cung AmB, tâm O, bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax.
- được vẽ như trên là một cung chứa góc α.
3. Cách giải bài toán quỹ tích
Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thoả mãn tính chất T là một hình H nào đó, ta phải chứng minh hai phần:
– Phần thuận: Mọi điểm có tính chất T đều thuộc hình H.
– Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất T.
– Kết luận: Quỹ tích các điểm M có tính chất T là hình H.
4. Ví dụ
Ví dụ 1: Từ điểm M nằm bên ngoài đường tròn (O), kẻ cát tuyến MAB đi qua O và các tiếp tuyến MC, MD. Gọi K là giao điểm của AC và BD. Chứng mình rằng: 4 điểm B, C, M, K thuộc cùng một đường tròn.
Hướng dẫn:
Ta đã biết MO là đường trung trực của CD nên AB là đường trung trực của CD
Suy ra
Mặt khác (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn cung CA)
Do đó:
Tứ giác MCBK có nên M, C, B, K cùng thuộc một đường tròn
>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Tứ giác nội tiếp
Trên đây là Lý thuyết Cung chứa góc dành cho các em học sinh tham khảo, nắm chắc được lí thuyết Toán lớp 9 Chương 3: Góc với đường tròn. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập nắm chắc kiến thức cơ bản môn Toán 9 và hỗ trợ các em học sinh trong các kì thi trong năm học lớp 9. Ngoài ra mời thầy cô và học sinh tham khảo thêm một số tài liệu tham khảo: Luyện tập Toán 9, Lí thuyết Toán 9, ...
Xem thêm bài viết khác
Toán 9 Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Toán 9 Bài 2: Liên hệ giữa cung và dây
Toán 9 Bài 3: Góc nội tiếp
Toán 9 Bài 4: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Toán 9 Bài 5: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
Toán 9 Bài 7: Tứ giác nội tiếp
Toán 9 Bài 9: Độ dài đường tròn, cung tròn
Toán 9 Bài 10: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Giải Toán 9 Bài 6 Cung chứa góc