Toán 10 Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sách CTST Toán 10 bài 2 - Sách Chân trời sáng tạo
GiaiToan xin giới thiệu tới các em bài Lý thuyết Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trang 33 sách Chân trời sáng tạo. Bao gồm tóm tắt lý thuyết cùng với bài tập về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, giúp các em củng cố kiến thức cũng như ôn tập, rèn luyện nâng cao kỹ năng giải bài tập Toán lớp 10. Mời các em cùng tham khảo.
Toán 10 Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
1. Khái niệm hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
+) Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn là một hệ gồm hai hay nhiều bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Ví dụ:
+) Cặp số là nghiệm của một hệ BPT bậc nhất hai ẩn khi đồng thời là nghiệm của tất cả các BPT trong hệ đó.
Ví dụ: cặp số (7;0) là một nghiệm của hệ BPT
2. Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ
+) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm có tọa độ là nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn là miền nghiệm của hệ BPT đó.
+) Miền nghiệm của hệ là giao các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ.
+) Biểu diễn miền nghiệm của một hệ BPT bậc nhất hai ẩn:
Bước 1: Trên cùng một mặt phẳng tọa độ, biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình của hệ.
Bước 2: Phần giao của các miền nghiệm là miền nghiệm của hệ BPT.
3. Tìm giá trị lớn nhất hoặc giá trị nhỏ nhất của biểu thức F = ax + by trên một miền đa giác
Cho hệ BPT bậc nhất hai ẩn x, y có miền nghiệm là miền đa giác
Khi đó: Giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất) của biể thức F(x;y) = mx + ny, với (x;y) là tọa độ các điểm thuộc miền đa giác , đạt được tại một trong các đỉnh của đa giác đó.
4. Giải Toán 10 bài 2 SGK + SBT Chân trời sáng tạo
- Giải Toán 10 Bài 2 Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
- Trắc nghiệm Toán 10 bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
>>> Bài tiếp theo: Toán 10 Bài 1: Hàm số và đồ thị sách CTST
>>> Bài trước: Toán 10 Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn sách CTST
Toán 10 Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sách CTST được GiaiToan chia sẻ trên đây. Với phần lý thuyết cùng bài tập cụ thể sẽ giúp các em nắm vững trọng tâm kiến thức, áp dụng vào giải các bài tập về Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, từ đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Ngoài tham khảo bài lý thuyết này, các em cũng đừng quên ôn tập thêm các dạng bài tập Toán lớp 10 tại chuyên mục Giải Toán 10 CTST Tập 1 do GiaiToan biên soạn nhé.
Xem thêm bài viết khác
Toán 10 Bài 3: Tích của một số với một vectơ sách CTST
Toán 10 Bài 2: Tổng và hiệu của hai vectơ sách CTST
Toán 10 Bài 1: Khái niệm Vectơ sách CTST
Toán 10 Bài 3: Giải tam giác và ứng dụng thực tế sách CTST
Toán 10 Bài 2: Định lí Cosin và định lí Sin sách CTST
Toán 10 Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 đến 180 độ sách CTST
Toán 10 Bài 2: Hàm số bậc hai sách CTST
Toán 10 Bài 3: Các phép toán trên tập hợp sách CTST
Toán 10 Bài 2: Tập hợp sách CTST
Toán 10 Bài 1: Mệnh đề sách CTST
Toán 10 Bài 6: Tích vô hướng của hai vectơ sách CD
Toán 10 Bài 5: Tích của một số với một vectơ sách CD
Toán 10 Bài 4: Tổng và hiệu của hai vectơ sách CD
Toán 10 Bài 3: Khái niệm vectơ sách CD