Toán lớp 7 Bài 9 Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn Lý thuyết, bài tập Toán 7

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn

Toán lớp 7 Bài 9 Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn thuộc chương trình Toán 7 bài 9, được GiaiToan.com trình bày chi tiết, rõ ràng. Nội dung bài được biên soạn theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 7 giúp cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố lý thuyết môn Toán 7 vững vàng, vận dụng vào việc giải bài tập Toán 7 và luyện tập dạng bài Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn này. Mời các bạn tham khảo!

Toán 7 Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn

1. Số thập phân hữu hạn

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.

- Ví dụ: \frac{1}{2}=0,5,\frac{8}{25}=0,32,\frac{3}{20}=0,15,...

2. Số thập phân vô hạn tuần hoàn

- Nếu một số thập phân tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết dược dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

- Ví dụ: -\frac{1}{6}=-0,1\left( 6 \right);\frac{7}{9}=0,\left( 7 \right),....

- Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn tuần hoàn hoặc vô hạn tuần hoàn.

- Mỗi số thập phân hữu hạn tuần hoàn biểu diễn một số hữu tỉ.

Ví dụ 1: Giải thích vì sao các phân số -\frac{5}{16},\frac{2}{125},-\frac{17}{40},\frac{3}{8} viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn? Viết chúng dưới dạng đó.

Hướng dẫn giải

Các phân số -\frac{5}{16},\frac{2}{125},-\frac{17}{40},\frac{3}{8} viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn vì mẫu số của chúng có ước thừa số nguyên tố 2 và 5

-\frac{5}{16}=-0,3125                                        \frac{2}{125}=0,016

-\frac{17}{40}=-0,425                                            \frac{3}{8}=0,375

Ví dụ 2: Giải thích vì sao các phân số:

\frac{-1}{6},\frac{5}{7},\frac{8}{15},\frac{1}{12}

viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn? Viết lại chúng dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn,

Hướng dẫn giải

- Các phân số \frac{-1}{6},\frac{5}{7},\frac{8}{15},\frac{1}{12}, mẫu số của chúng có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên chúng được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\frac{-1}{6}=-0,1\left( 6 \right)                                                          \frac{5}{7}=0,\left( 714285 \right)

\frac{8}{15}=0,5\left( 3 \right)                                                             \frac{1}{12}=0,08\left( 3 \right)

---------------------------------------

----------> Bài tiếp theo:  Toán lớp 7 Bài 10 Làm tròn số

-----> Bài liên quan:

------------------------------------------------

Trên đây là Toán 7 Bài 9 Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn dành cho các em học sinh tham khảo, nắm chắc được lí thuyết Toán Chương 1: Số hữu tỉ. Số thực. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập nắm chắc kiến thức cơ bản môn Toán lớp 7 và hỗ trợ các em học sinh trong các kì thi trong năm học lớp 7.

  • 300 lượt xem
Chia sẻ bởi: Sư Tử
Sắp xếp theo