Lý thuyết Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương sách CTST Toán 7 bài 2 - Sách Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương trang 51 sách Chân trời sáng tạo được GiaiToan biên soạn và đăng tải. Bài học hôm nay bao gồm tóm tắt lý thuyết Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương kèm theo bài tập cụ thể, giúp các em nắm được trọng tâm của bài, ôn tập tốt môn Toán lớp 7. Mời các em cùng tham khảo.
Lý thuyết Toán 7 Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
1. Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương:
Ví dụ: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh là 10 cm lần lượt là:
Sxq = 4 . a2 = 4 . 102 = 400 (cm2);
V = a3 = 103 = 1000 (cm3).
2. Một số bài toán thực tế
Ví dụ: Bác Long có một căn phòng hình hộp chữ nhật có một cửa ra vào và một cửa sổ hình vuông với các kích thước như hình dưới. Hỏi bác Long cần trả bao nhiêu chi phí để sơn bốn bức tường xung quanh của căn phòng này (không sơn cửa)? Biết rằng để sơn mỗi mét vuông tốn 30 nghìn đồng.
Hướng dẫn giải
Để tính được số tiền bác Long dùng để sơn căn phòng ta phải tính được diện tích phần cần sơn.
Diện tích phần cần sơn = Diện tích xung quanh của căn phòng – Diện tích các cửa.
Diện tích xung quanh của căn phòng là:
Sxq = 2. (5 + 6) . 3 = 66 (m2).
Diện tích phần cửa lớn và cửa sổ là:
1,2 . 2 + 1 . 1 = 3,4 (m2)
Diện tích phần cần sơn là:
66 – 3,4 = 62,6 (m2).
Tổng chi phí cần để sơn là:
62,6. 30 000 = 1 878 000 (đồng).
Vậy bác Long cần 1 878 000 đồng để sơn bốn bức tường xung quanh của căn phòng này.
Ví dụ: Bạn Ngọc muốn làm một hộp quà hình lập phương có kích thước cạnh là 30 cm bằng tấm bìa. Em hãy tính diện tích phần tấm bìa cần dùng và thể tích của hộp quà.
Hướng dẫn giải
Hộp quà hình lập phương nên ta có:
Diện tích tấm bìa cần dùng sẽ bằng diện tích xung quanh của hình lập phương cộng với diện tích hai mặt đáy.
Diện tích xung quanh của hộp quà là:
Sxq = 4 . 302 = 3 600 (cm2).
Diện tích đáy của hình lập phương là:
30 . 30 = 900 (cm2).
Vậy diện tích hai đáy của hình lập phương là:
- 900 = 1 800 (cm2).
Diện tích tấm bìa cần dùng để làm hộp quà là:
3 600 + 1 800 = 5 400 (cm2).
Thể tích của hộp quà là
V = 303 = 27 000 (cm3).
Vậy diện tích tấm bìa cần dùng là 5 400 cm2 và thể tích của hộp quà là 27 000 cm3.
3. Bài tập Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giác sách CTST
>>> Bài trước: Lý thuyết Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương sách CTST
Lý thuyết Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương sách CTST được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức trong bài, đồng thời áp dụng vào giải bài tập Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng như chuẩn bị tốt cho bài thi giữa học kì và cuối học kì môn Toán lớp 7. Ngoài tìm hiểu lý thuyết trên các em cũng đừng quên tham khảo các dạng bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Chân Trời Sáng Tạo Tập 1 do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé.
Xem thêm bài viết khác
Toán 7 Bài 4: Định lí và chứng minh định lí sách CTST
Toán 7 Bài 3: Hai đường thẳng song song sách CTST
Toán 7 Bài 2: Tia phân giác sách CTST
Lý thuyết Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt sách CTST
Lý thuyết Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác sách CTST
Lý thuyết Bài 3: Làm tròn số và ước lượng kết quả sách CTST
Lý thuyết Bài 2: Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực sách CTST
Lý thuyết Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học sách CTST
Lý thuyết Bài 4: Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế sách CTST
Lý thuyết Bài 3: Lũy thừa của một số hữu tỉ sách CTST
Lý thuyết Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ sách CTST
Lý thuyết bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ sách CTST