Toán 7 Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác Toán 7 sách Chân trời sáng tạo

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Lý thuyết bài 1: Góc và cạnh của một tam giác - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 44 SGK được GiaiToan biên soạn và đăng tải. Bài giảng gồm chi tiết về định lí tổng số đo các góc trong một tam giác quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác,.... giúp các em dễ dàng nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài, vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập. Mời các em cùng tham khảo.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tổng số đa ba góc của một tam giác

Tổng số đo ba góc của một tam giác bằng 180 0

Ví dụ: Tìm số đo các góc chưa biết của tam giác trong hình sau:

Toán 7 Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác

Giải

Áp đụng định lí về tông số đo ba góc của tam giác, ta có:

\begin{array}{l}
a)\;\;\widehat A = {180^0} - {62^0} - {28^0} = {90^0}.\\
b)\;\;\widehat D = {180^0} - {45^0} - {37^0} = {98^0}.\\
c)\;\;\widehat H = {180^0} - {62^0} - {38^0} = {80^0}
\end{array}

Chú ý:

- Tam giác có 3 góc nhọn được gọi là tam giác nhọn.

- Tam giác có 1 góc vuông được gọi là tam giác vuông, cạnh đôi điện góc vuông gọi là canh huyền, hai cạnh còn lại gọi là hai cạnh góc vuông.

- Tam giác có 1 góc tù được gọi là tam giác tù.

1.2. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác

Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại.

Xét một tam giác ABC bât kì, ta luôn có các bât đẳng thức sau:

AB + AC > BC;

AB + BC > AC;

AC +BC > AB.

Các bất đẳng thức trên được gọi là bất đẳng thức tam giác.

Từ bât đẳng thức tam giác AB + BC > AC, người ta suy ra:

AB > AC - BC;

BC > AC - AB.

Nhận xét: Trong một tam giác, độ đài một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng độ đài của hai cạnh còn lại

Chẳng hạn, trong tam giác ABC, với cạnh AB, ta có:

AC - BC < AB < AC + BC hay BC - AC < AB < AC + BC.

Ví dụ: Trong các bộ ba độ đài đoạn thẳng dưới đây, bộ ba nào có thể là độ đài ba cạnh của một tam giác?

a) 2 cm; 3 cm; 6 cm;

b) 2 cm; 4 cm; 6 cm;

c) 3 cm; 4 cm; 6 cm

Giải

Ta có:

a) 6 > 2+3;

b) 6 = 2+4;

c) 4 - 3 < 6 < 4 + 3

Vậy chỉ có bộ ba 3 cm; 4 cm; 6 cm có thể là độ dài ba canh của một tam giác.

Lưu ý: Khi xét độ dài ba đoạn thẳng có thoả mãn các bắt đẳng thức tam giác hay không, ta chỉ cân so sánh độ đài lớn nhật với tông của hai đô đài còn lại, hoặc so sánh độ đài nhỏ nhât với hiệu của hai độ dài còn lại.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Trong các bộ ba độ dài đoạn thẳng dưới đây, bộ ba nào có thể là độ dài ba cạnh của tam giác?

a) 7cm; 8cm; 11cm

b) 7cm; 9cm; 16cm

c) 8cm; 9cm; 16cm

Hướng dẫn giải

a) Vì 7 + 8 > 11

Nên a là một tam giác theo bất đẳng thức tam giác

b) Vì 7 + 9 = 16 không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác nên b không phải là tam giác

c) Vì 8 + 9 > 16

Nên c là một tam giác theo bất đẳng thức tam giác

Câu 2: Cho tam giác ABC với độ dài ba cạnh là ba số nguyên. Nếu biết AB = 5cm AC = 3cm thì cạnh BC có thể có độ dài là bao nhiêu xăngtimét?

Hướng dẫn giải

Áp dụng bất đẳng thức tam giác trong tam giác ABC, ta có:

5 - 3 < BC < 5 + 3

2 < BC < 8

Mà BC là số nguyên

\Rightarrow BC \in {3;4;5;6;7} cm

Vậy độ dài BC có thể là 3 cm, 4 cm, 5 cm, 6 cm hoặc 7 cm.

>>> Bài tiếp theo: Toán 7 Bài 2: Tam giác bằng nhau

>>> Bài trước: Toán 7 Bài 4: Phép nhân và phép chia đa thức một biến

Toán 7 Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng với bài giảng này sẽ giúp các em giải thích được định lí về tổng số đo các góc trong một tam giác bằng 180°, nhận biết được liên hệ về độ dài của ba cạnh trong một tam giác. Chúc các em học tốt, mời các em tham khảo thêm các dạng bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Giải Toán 7 Tập 2 CTST do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé.

  • 388 lượt xem
Chia sẻ bởi: Đinh Thị Nhàn
Sắp xếp theo