Toán 7 Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng Toán 7 sách Chân trời sáng tạo
Lý thuyết bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 67 SGK được GiaiToan biên soạn và đăng tải. Bài giảng bao gồm phần tổng hợp kiến thức cơ bản cần nắm, đây sẽ tài liệu hữu ích cho các em học tốt môn Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo.
Lý thuyết Toán 7 bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đường trung trực của một đoạn thẳng
Đường thắng vuông góc với một đoạn thắng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy. |
---|
Ví dụ: Trong Hình 2, đường thẳng xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB vì xy vuông góc với AB tại trung điểm O của AB
1.2. Tính chất của đường trung trực
Định lí 1:
Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó. |
---|
Đảo lại, ta cũng có định lí:
Định lí 2:
Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó. |
---|
Ví dụ: Cho điểm O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng EF và OE = 3 cm.
a) Tìm OF.
b) Cho hai điểm P, Q thoả mãn PE = PF và QE = QE. Chứng minh ba điểm O, P, Q thẳng hàng.
Giải
a) Vì điểm O nằm trên đường trung trực d của đoạn thẳng EF nên ta có OE = OE.
Vậy OF =3 em
b) Hai điểm P và Q cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng EF nên cùng nằm trên đường trung trực đ của đoạn thẳng EE, suy ra ba điểm O, P, Q thẳng hàng.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Cho hình chữ nhật ABCD, trên cạnh AB lấy các điểm M, N, P và trên cạnh DC lấy các điểm M’, N’, P’. Cho biết AM = MN = NP = PB và MM’, NN’, PP’ đều song song với BC (Hình bên dưới). Tìm đường trung trực của mỗi đoạn thẳng AB, AN và NB.
Hướng dẫn giải
Đường trung trực của AB là NN’ vì NN' vuông góc với AB tại trung điểm N của AB.
Đường trung trực của AN là MM’ vì MM' vuông góc với AN tại trung điểm M của AN.
Đường trung trực của NB là PP’ vì PP' vuông góc với NB tại trung điểm P của NB.
Câu 2: Trong Hình 8, cho biết d là đường trung trực của đoạn thẳng AB, điểm M thuộc đường thẳng d, MA = x + 2 và MB = 7. Tính x
Hướng dẫn giải
Vì M thuộc trung trực của
>>> Bài tiếp theo: Toán 7 Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác
>>> Bài trước: Toán 7 Bài 4: Đường vuông góc và đường xiên
Toán 7 Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua bài giảng này sẽ giúp các em nhận biết được đường trung trực của một đoạn thẳng, vẽ được đường trung trực của một đoạn thẳng bằng dụng cụ học tập đồng thời nhận biết được tính chất cơ bản của đường trung trực. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao
Ngoài việc tham khảo bài giảng trên các em cũng đừng quên giải các bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Giải Toán 7 Tập 2 CTST do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé.
Xem thêm bài viết khác
Đa thức một biến
Giải Toán 7 Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng
Toán 7 Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên
Toán 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên
Toán 7 Bài tập cuối chương 8
Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
Toán 7 Bài 8: Tính chất ba đường cao của tam giác
Toán 7 Bài 7: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Toán 7 Bài 3: Tam giác cân
Toán 7 Bài 2: Tam giác bằng nhau
Toán 7 Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác
Toán 7 Bài 4: Phép nhân và phép chia đa thức một biến
Toán 7 Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến