Đa thức một biến Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo

Nội dung
  • 2 Đánh giá

Lý thuyết Đa thức một biến được GiaiToan biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu về cách biểu diễn đa thức một biến, giá trị của đa thức một biến... giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính của bài. Mời các em cùng tham khảo.

1. Đa thức một biến là gì

Đơn thức một biển là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và biến đó.

Chú ý: Ta có thể thực hiện các phép tính công, trừ, nhân, chia đơn thức cùng một biến.

Ví dụ: 2x + 3x = 5x; 3y - 7y = -4y; 2t . 3t2 = 6t3; \frac{{6{z^3}}}{{{z^2}}} = 6z (với z \ne 0).

Nhận xét:

- Phép cộng và phép trừ hai đơn thức cùng một biến chỉ thực hiện được khi biến có cùng số mũ.

- Phép chia hết của hai đơn thức cùng một biến chỉ thực hiện được khi số mũ của biến trong đơn thức bị chia lớn hơn hoặc bằng số mũ của biến trong đơn thức chia.

Đa thức một biến là tổng của những đơn thức cùng một biến.

Đơn thức một biến cũng là đa thức một biến.

Quy ước: P = 0 được gọi là đa thức không.

2. Cách biểu diễn đa thức một biến

Bậc của đa thức một biên (khác đa thức không, đã được viết thành đa thức thu gọn) là số mũ lớn nhât của biến trong đa thức đó.

Ví dụ: Với đa thức P(x) = 2x + 5x2 - 4 + 6x3, khi sắp xếp các đơn thức theo luỹ thừa giảm của biến x, ta có:

P(x) = 6x3 + 5x2 + 2x— 4,

và P(x) = -4 + 2x + 5x2 + 6x3 khi sắp xếp theo luỹ thừa tăng của biến x.

Trong đa thức trên, sô mũ cao nhất của x là 3. Ta nói đa thức P(x) có bậc là 3.

Hệ số của x3 là 6, gọi là hệ số cao nhất, hệ số của x2 là 5; hệ số của x là 2 và - 4 là hệ số tự do.

Chú ý:

- Số thực khác 0 là đa thức bậc 0.

- Số 0 được coi là đa thức không cỏ bậc

3. Nghiệm của đa thức một biến

Nếu đa thức P(x) có giá trị bằng 0 tại x = a thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó.

Ví dụ:

a) x = -2 là nghiệm của đa thức P(x) = 2x + 4 vì P(-2) = 2. (-2) + 4 = 0

b) Đa thức M(t) =t2 - 4t + 3 có các nghiệm là t = 1 và t = 3,

Vì M(1) = 12 - 4 . 1 + 3 = 0 và M(3) =32 - 4 . 3 + 3 = 0.

c) Đa thức Q(x) = 2x2 + 1 không có nghiệm, vì tại x = a bất kì thì: Q(a)=2a2 + 1 \ge 0 + 1 > 0.

4. Bài tập đa thức một biến

Câu 1: Cho đa thức P(x) = 7 + 4{x^2} + 3{x^3} - 6x + 4{x^3} - 5{x^2}

a) Hãy viết đa thức thu gọn của đa thức P và sắp xếp các đơn thức theo lũy thừa giảm dần của biến.

b) Xác định bậc của P(x) và tìm các hệ số.

Hướng dẫn giải

a) P(x) = 7 + 4{x^2} + 3{x^3} - 6x + 4{x^3} - 5{x^2}

= 7{x^3} - {x^2} - 6x + 7

b) Đa thức P(x) có bậc là 3

Hệ số cao nhất là 7

Hệ số của {x^2}là -1

Hệ số của x là -6

Hệ số tự do là 7

Câu 2: Tính giá trị của đa thức M(t)= - 5{t^3} + 6{t^2} + 2t + 1 khi t = -2.

Hướng dẫn giải

Thay t = -2 đã cho vào đa thức ta được: M(-2) = - 5.{( - 2)^3} + 6.{( - 2)^2} + 2.( - 2) + 1= 61

Câu 3: Cho P(x) = {x^4} + {x^2} - 9x - 9. Hỏi mỗi số x = -1, x = 1 có phải là một nghiệm của P(x) không?

Hướng dẫn giải

Ta có: P(x) = {x^4} + {x^2} - 9x - 9

Thay x = 1 vào ta có: P(1) ={x^3} + {x^2} - 9x - 9 = {1^3} + {1^2} - 9.1 - 9 = - 16

Thay x = -1 vào ta có: P(-1) = {x^3} + {x^2} - 9x - 9 = {( - 1)^3} + {( - 1)^2} - 9.( - 1) - 9 = 0

Vậy x = -1 là nghiệm của P(x)

----------------------------------------------------------

>>> Tham khảo thêm: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến

  • 245 lượt xem
Chia sẻ bởi: Đinh Thị Nhàn
Sắp xếp theo