Lý thuyết Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ sách CTST Toán lớp 7 bài 2 - Sách Chân trời sáng tạo
GiaiToan xin giới thiệu tới các em bài Lý thuyết Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ sách Chân trời sáng tạo. Với tóm tắt lý thuyết các phép tính với số hữu tỉ cùng với bài luyện tập nâng cao, giúp các em học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7. Mời các em cùng tham khảo.
Lý thuyết Toán 7 Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ
1. Cộng và trừ hai số hữu tỉ
a) Cộng, trừ hai số hữu tỉ
+ Bước 1: Viết các số hữu tỉ dưới dạng phân số
+ Bước 2: Cộng, trừ phân số
Chú ý: Nếu 2 số hữu tỉ đều viết được dưới dạng số thập phân thì ta áp dụng quy tắc cộng và trừ 2 đối với số thập phân.
* Tính chất của phép cộng số hữu tỉ:
+ Giao hoán: a + b = b + a
+ Kết hợp: a + (b + c) = (a + b) + c
+ Cộng với số 0 : a + 0 = a
+ 2 số đối nhau luôn có tổng là 0: a + (-a) = 0
Chú ý: * Trong tập các số hữu tỉ Q, ta cũng có quy tắc dấu ngoặc tương tự như trong tập các số nguyên Z:
Khi bỏ ngoặc,
+ Nếu trước dấu ngoặc có dấu “+” thì ta bỏ ngoặc và giữ nguyên dấu của tất cả các số hạng trong ngoặc.
+ Nếu trước dấu ngoặc có dấu “-” thì ta bỏ ngoặc và đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
* Đối với 1 tổng, ta có thể đổi chỗ tùy ý các số hạng, đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng 1 cách tùy ý.
Ví dụ:
2. Nhân hai số hữu tỉ
+ Bước 1: Viết hai số hữu tỉ dưới dạng phân số
+ Bước 2: Nhân hai phân số:
Chú ý: Nếu 2 số hữu tỉ đều viết được dưới dạng số thập phân thì ta áp dụng quy tắc nhân đối với số thập phân.
3. Tính chất của phép nhân số hữu tỉ:
+ Giao hoán: a . b = b . a
+ Kết hợp: a . (b . c) = (a . b) . c
+ Nhân với số 0 : a . 0 = 0
+ Nhân với số 1 : a . 1 = a
+ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a . ( b + c) = a.b + a.c
4. Chia 2 số hữu tỉ
+ Bước 1: Viết hai số hữu tỉ dưới dạng phân số
+ Bước 2: Nhân hai phân số:
Ví dụ:
5. Bài tập Các phép tính với số hữu tỉ
6. Luyện tập Các phép tính với số hữu tỉ
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Bài 3: Lũy thừa của một số hữu tỉ sách Chân trời sáng tạo
>>> Bài trước: Lý thuyết bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ sách CTST
Lý thuyết Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ sách CTST được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần lý thuyết này sẽ giúp các em nắm vững kiến thức trọng tâm, qua đó áp dụng vào giải các bài toán về các phép tính với số hữu tỉ, cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì và cuối học kì môn Toán lớp 7 sắp tới. Ngoài việc tham khảo lý thuyết các em cũng đừng quên giải các bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Chân Trời Sáng Tạo Tập 1 do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé. Chúc các em học tốt.
Xem thêm bài viết khác
Lý thuyết Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt sách CTST
Lý thuyết Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác sách CTST
Lý thuyết Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giác sách CTST
Lý thuyết Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương sách CTST
Lý thuyết Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương sách CTST
Lý thuyết Bài 3: Làm tròn số và ước lượng kết quả sách CTST
Lý thuyết Bài 2: Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực sách CTST
Lý thuyết Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học sách CTST
Lý thuyết Bài 4: Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế sách CTST
Tính thể tích lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thang với kích thước cho trong Hình 5
Tính diện tích xung quanh của một trụ bê tông hình lăng trụ đứng có chiều cao 2m
Một chiếc bánh kem có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 30cm
Hãy vẽ và gấp tấm bìa như Hình 6a thành một hình hộp chữ nhật như Hình 6b
Hùng làm một con xúc xắc hình lập phương có kích thước như Hình 5a
Để tính thể tích một hòn đá, bạn Na đã thực hiện như sau:
Một khối bê tông, được đặt trên mặt đất, có kích thước như Hình 3