Toán 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên Toán 7 sách Chân trời sáng tạo

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Lý thuyết bài 1: Tính chất ba đường phân giác của tam giác - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 86 SGK được GiaiToan biên soạn và đăng tải. Bài giảng gồm kiến thức cần nhớ về biến cố, biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi,... Bên cạnh đó còn có các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em học tập và củng cố thật tốt kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biến cố

Các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên hay trong một phép thử nghiệm được gọi là một biến cố.

+ Biến cỗ chắc chắn là biễn cô luôn xảy ra.

+ Biến cỗ không thẻ là biển cô không bao giờ xảy ra

+ Biển cô ngẫu nhiên là biên cô không thể biết trước là nó có xảy ra hay không.

1.2. Biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi

Ví dụ 1: Gieo một con xúc xắc và thấy xuất hiện 6 châm ở mặt trên cùng. Trong các biên cố sau, biển cố nào xảy ra, biển cố nào không xảy ra?

A: “Gieo được mặt có số chấm nhỏ hơn 3”;

B: "Gieo được mặt có số chấm là ước của 6”;

C: “Mặt bị úp xuống có số châm bằng 1”

Giải

+ Vi 6 > 3 nên biến cố A không xảy ra.

+ Vi 6 là ước của chính nó nên biển cố B xảy ra.

+ Tổng số chấm trên hai mặt đổi điện của con xúc xắc luôn bằng 7 nên nấu mặt xuất hiện có 6 châm thì mặt bị úp xuống cỏ 1 chấm. Vậy biển cố C xảy ra

Ví dụ 2: Trong các biến cô sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên. Tại sao?

+ A: “Gieo được mặt có ít nhất 1 chấm”;

+ B: “Gieo được mặt có số chấm là bội của 7;

+ C: "Gieo được mặt có số chấm là ước của 7”.

Giải

+ Do tất cả các mặt của con xúc xắc đều có ít nhất 1 chấm nên A là biến cổ chắc chắn.

+ Do số chấm trên mỗi mặt của con xúc xắc đều không chia hết cho 7 nên B là biển cố không thể

+ Biến cố C là ngẫu nhiên vì ta không biết trước được nó có xảy ra hay không. Chẳng hạn, nếu gieo được mặt 1 chấm thì xảy ra. Ngược lại, nếu gieo được mặt 2 châm thì không xảy ra.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tung ngẫu nhiên hai đồng xu cân đối. Trong các sự kiện sau, sự kiện nào không thể xảy ra, sự kiện nào chắc chắn xảy ra ?

A: "Số đồng xu xuất hiện mặt sấp không vượt quá 2''

B: ''Số đồng xu xuất hiện mặt sấp gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt ngửa''

C: ''Có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp''

Hướng dẫn giải

Ta thấy sự kiện A chắc chắn xảy ra vì có mặt sấp có thể xảy ra sẽ chỉ từ 1 đến 2 đồng

Ta thấy sự kiện B không thể xảy ra vì nếu 2 đồng xu ra 2 mặt khác nhau thì mặt sấp sẽ không gấp 2 lần mặt ngửa, và nếu 2 đồng xu ra 2 mặt giống nhau thì 2 sẽ không gấp 2 lần 0

Ta thấy sự kiện C có thể xảy ra và cũng có thể không xảy ra vì cũng có thể nếu 2 đồng xu cùng ra mặt ngửa thì sẽ không có mặt sấp nào.

Câu 2: Trong một ống cắm bút có 1 bút xanh, 1 bút đỏ và 1 bút tím. Lần lượt lấy ra 2 bút từ ống

a) Nêu tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các bút được lấy ra.

b) Gọi A là biến cố: ''Lấy được bút đỏ ở lần thứ nhất''. Hãy nêu tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra.

c) Hãy nêu một biến cố chắc chắn và một biến cố không thể đối với phép thử trên.

Hướng dẫn giải

a) Các kết quả xảy ra nếu lần lượt lấy ra 2 bút từ ống là: Bút xanh và đỏ, bút đỏ và tím, bút tím và xanh

b) Tập hợp tất cả các kết quả làm cho biến cố A xảy ra là: “lấy được bút xanh và đỏ trong lần thứ nhất”, “Lấy được bút tím và đỏ trong lần thứ nhất”

c) Biến cố chắc chắn là: “Ta chắc chắn lấy được 2 trong 3 bút màu đỏ, xanh, tím trong 1 lần”. Và biến cố không thể là “Ta lấy được các bút màu khác màu xanh, đỏ, tím”

>>> Bài tiếp theo: Toán 7 Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên

>>> Bài trước: Toán 7 Bài tập cuối chương 8

Toán 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng với bài giảng này sẽ giúp ích cho các em xác định được một biến cố xảy ra hay không xảy ra sau khi biết kết quả của phép thử và xác định được biến cố chắc chắn, biến cố không thể và biến cố ngẫu nhiên. Ngoài việc tham khảo bài giảng trên các em cũng đừng quên giải các bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Giải Toán 7 Tập 2 CTST do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé.

  • 658 lượt xem
Chia sẻ bởi: Đinh Thị Nhàn
Sắp xếp theo