Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số Toán 7 sách Chân trời sáng tạo

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Lý thuyết bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 25 SGK được GiaiToan biên soạn và đăng tải. Bài giảng hôm nay bao gồm tổng hợp kiến thức cơ bản cần nắm, đây sẽ tài liệu hữu ích cho các em học tốt môn Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biểu thức số

Ta đã biết: Các sô được nôi với nhau bởi dâu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa tạo thành một biểu thức.

Chẳng hạn: 3 + 7 - 2; 4 . 5 : 2; 2(5 + 8); 2 . 34 + 9; 5 . 23 - 4 . 32 là những biểu thức.

Những biểu thức như trên còn được gọi là biểu thức số.

Ví dụ: Viết biểu thức số biểu thị:

a) Chu vi của hình chữ nhật có chiều đài bằng 6 cm và chiều rộng bằng 4 cm.

b) Diện tích của hình tròn có bản kính băng 5 em.

Giải

a) Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật: 2(6 + 4).

b) Biểu thức số biểu thị diện tích hình tròn: \pi {.5^2}.

1.2. Biểu thức đại số

Biểu thức gồm các số và các chữ (đại điện cho số) được nối với nhau bởi các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa được gọi là biểu thức đại số.

Các chữ trong biểu thức đại số được gọi là biến số (hay gọi tắt là biến)

Lưu ý: Trong biểu thức đại số

- Người ta cũng dùng các dấu ngoặc đề chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.

- Vì biến đại điện cho số nên khi thực hiện các phép tính trên các biến, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép tính như trên các số. Chẳng hạn:

x + y = y + x; x + (y + z) = (x + y) + z; x(y + z) = xy + xz.

xy = yx; x(yz) = (xy)z; -x(y - z) = - xy + xz;....

Ví dụ: Viết biểu thức biểu thị điện tích của hình chữ nhật có chiều đài hơn chiều rộng 3 cm.

Giải

Gọi a (cm) là chiều rộng của hình chữ nhật thì chiều đài của hình chữ nhật bằng (a + 3) cm

Diện tích hình chữ nhật nói trên là: a . (a + 3) =a + 3a (cm2).

Vậy biểu thức biểu thị diện tích của hình chữ nhật trên là a2 + 3a (cm2).

1.3. Giá trị của biểu thức đại số

Đề tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.

Ví dụ: Tỉnh giá trị của biểu thức a2 - 5b + 1 khi a = 4 và b = 2.

Giải

Thay a = 4 và b= 2 vào biểu thức trên, ta được: 42 - 5. 2 + 1 = 7.

Vậy khi a = 4 và b = 2 thì giá trị của biểu thức a2 - 5b + 1 là 7.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Một khung ảnh hình chữ nhật với hai cạnh liên tiếp bằng 3a cm và 4a cm với bề rộng bằng 2 cm. Viết biểu thức biểu thị diện tích của tấm ảnh trong Hình sau.

Hướng dẫn giải

Chiều dài bức ảnh là : 4a – 2 – 2 = 4a – 4 (cm)

Chiều rộng bức ảnh là : 3a – 2 – 2 = 3a – 4 (cm)

Diện tích bức ảnh là: S = ( 4a – 4 ).( 3a – 4 ) = 12{a^2} - 28a + 16 (c{m^2})

Câu 2: Hãy tính giá trị của biểu thức 3{x^2} - 4x + 2 khi x = 2

Hướng dẫn giải

Thay x = 2 vào biểu thức đã cho, ta có :

3{x^2} - 4x + 2 = {3.2^2} - 4.2 + 2 = 12 - 8 + 2= 6

>>> Bài tiếp theo: Toán 7 Bài 2: Đa thức một biến

>>> Bài trước: Toán 7 Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch

Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng qua bài này sẽ giúp các em nhận biết được biểu thức số và biểu thức đại số, viết được biểu thức đại số biểu diễn các đại lượng quen thuộc trong hình học hay trong đời sống, tính được giá trị của một biểu thức đại số. Chúc các em học tốt, mời các em tham khảo thêm các dạng bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Giải Toán 7 Tập 2 CTST do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé.

  • 197 lượt xem
Chia sẻ bởi: Đinh Thị Nhàn
Sắp xếp theo