Toán 7 Bài 3: Hai đường thẳng song song sách CTST Toán 7 bài 3 - Sách Chân trời sáng tạo
Toán 7 Bài 3: Hai đường thẳng song song trang 76 sách Chân trời sáng tạo được GiaiToan biên soạn và đăng tải. Bài học bao gồm tóm tắt lý thuyết hai đường thẳng song song cùng với bài tập, giúp các em nắm chắc trọng tâm của bài, ôn luyện để học tốt môn Toán 7. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo.
Toán 7 Bài 3: Hai đường thẳng song song
1. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
a) Hai góc đồng vị. Hai góc so le trong
+ Các cặp góc A1 và B3 ; A4 và B2 được gọi là các cặp góc so le trong
+ Các cặp góc A1 và B1 ; A2 và B2 ; A3 và B3 ; A4 và B4 được gọi là các cặp góc đồng vị
* Mở rộng:
+ Các cặp góc A1 và B2 ; A4 và B3 được gọi là các cặp góc trong cùng phía
+ Các cặp góc A2 và B4 ; A3 và B1 được gọi là các cặp góc so le ngoài
b) Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a,b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a và b song song với nhau.
Chú ý: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
2. Tiên đề Euclid
Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Chú ý: Nếu một đường thẳng cắt 1 trong 2 đường thẳng song song thì nó cũng cắt đường thẳng còn lại.
3. Tính chất của hai đường thẳng song song
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ Hai góc so le trong bằng nhau
+ Hai góc đồng vị bằng nhau
+ Các góc so le ngoài bằng nhau
+ Các góc trong cùng phía bù nhau
Chú ý:
+ Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
Nếu c ⊥ a, a // b thì c⊥ b
+ Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
Nếu a // b ; b // c thì a // c
4. Giải Toán 7 bài 3 SGK + SBT Chân trời sáng tạo
- Giải Toán 7 Bài 3 Hai đường thẳng song song
>>> Bài tiếp theo: Toán 7 Bài 4: Định lí và chứng minh định lí sách CTST
>>> Bài trước: Toán 7 Bài 2: Tia phân giác sách CTST
Toán 7 Bài 3: Hai đường thẳng song song sách CTST được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc lý thuyết, từ đó áp dụng vào giải các bài tập về hai đường thẳng song song cũng như chuẩn bị tốt cho bài thi giữa học kì và cuối học kì lớp 7 môn Toán. Ngoài ra để học môn Toán lớp 7 được tốt hơn các em đừng quên tham khảo các dạng bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Chân Trời Sáng Tạo Tập 1 do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé.
Xem thêm bài viết khác
Đa thức một biến
Toán 7 Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến
Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số
Toán 7 Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch
Toán 7 Bài 2: Đại lượng tỉ lệ thuận
Toán 7 Bài 1: Tỉ lệ thức - Dãy tỉ số bằng nhau
Toán 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng sách CTST
Toán 7 Bài 2: Biểu đồ hình quạt tròn sách CTST
Toán 7 Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu sách CTST
Lý thuyết Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt sách CTST
Lý thuyết Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác sách CTST
Lý thuyết Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giác sách CTST
Lý thuyết Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương sách CTST
Lý thuyết Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương sách CTST
Lý thuyết Bài 3: Làm tròn số và ước lượng kết quả sách CTST
Lý thuyết Bài 2: Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực sách CTST
Lý thuyết Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học sách CTST