Lý thuyết Toán lớp 7 bài 6: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học - KNTT Toán lớp 7 bài 6 - Sách Kết nối tri thức
Lý thuyết Toán lớp 7 bài 6: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học - KNTT được GiaiToan biên soạn và đăng tải. Bài tập bao gồm lý thuyết cùng với bài tập kèm theo để các em ôn tập, qua đó giúp các em nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7. Chương 1: Số hữu tỉ. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.
Lý thuyết Số vô tỉ. Căn bậc hai số học - Toán lớp 7 Kết nối tri thức
1. Số vô tỉ
• Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Tập hợp các số vô tỉ kí hiệu là .
Ví dụ:
+ Tỉ số giữa chu vi và đường kính của một đường tròn luôn là số π (đọc là pi) và bằng 3,14159265358… đây là số vô tỉ.
Chú ý:
• Ta làm tròn số thập phân vô hạn như làm tròn số thập phân hữu hạn.
Ví dụ: Chẳng hạn ta làm tròn số 0,1010010001… đến chữ số thập phân thứ ba.
Ta thấy chữ số thập phân thứ 4 là 0 < 5 nên làm tròn số 0,1010010001… đến chữ số thập phân thứ ba ta được kết quả là 0,101.
2. Căn bậc hai số học
• Căn bậc hai số học của một số a không âm, kí hiệu là , là số x không âm sao cho x2 = a.
• Theo định nghĩa căn bậc hai số học ta có: với a ≥ 0.
Ví dụ:
+ Hình vuông có diện tích là 2 cm2 thì độ dài cạnh hình vuông gọi là căn bậc hai số học của 2 và bằng .
+ Tính:
Hướng dẫn giải
a) Vì 82 = 64 và 8 > 0 nên
b) Vì 159 > 0 nên
3. Tính căn bậc hai số học bằng máy tính cầm tay
• Căn bậc hai số học của một số tự nhiên không chính phương luôn là một số vô tỉ.
• Cách tính căn bậc hai số học của một số a không âm bằng máy tính cầm tay
Phép tính:
Ấn các phím theo thứ tự: (a là một số không âm bất kì trên bàn phím máy tính)
Ví dụ:
+ Muốn tính căn bậc hai số học của 2, ta có phép tính là và ấn máy tính như sau:
Ta được kết quả hiển thị trên màn hình là: 1,414213562
Đây là kết quả đã được làm tròn đến số thập phân số 9.
Nên ta có:
Chú ý:
• Màn hình máy tính cầm tay chỉ hiển thị được một số hữu hạn chữ số nên các kết quả là số thập phân vô hạn (tuần hoàn hay không tuần hoàn) đều được làm tròn .
4. Bài tập Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
Bài 1. Điền kí hiệu () thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1,5 …
b) .....
c) 0 …
d) .....
e) .....
Hướng dẫn giải
a) Vì 1,5 là số thập phân hữu hạn nên
b) Vì là số thập phân vô hạn tuần hoàn nên
c)
d) Vì 3 không là số chính phương nên
e) Vì 22 = 4 và 2 > 0 nên nên
Bài 2. Tìm căn bậc hai số học của các số sau:
a) 1
b) 25
c) 64
d) 121
e) 576
f) 32400
Hướng dẫn giải
a) Vì 1 = 12 và 1 > 0 nên
b) Vì 25 = 52 và 5 > 0 nên
c) Vì 64 = 82 và 8 > 0 nên
d) Vì 121 = 112 nên 11 > 0 nên
e) Vì và 24 > 0 nên
f) Vì và 180 > 0 nên
Bài 3. Sử dụng máy tính cầm tay tìm căn bậc hai số học của các số sau rồi làm tròn các kết quả với độ chính xác 0,005.
a) 7
b) 19
c) 2022
Hướng dẫn giải
Độ chính xác là 0,005 nên đơn vị làm tròn là tức là làm tròn đến hàng phần trăm.
a) Ấn máy tính ta được kết quả là: 2,645751311
Làm tròn với độ chính xác 0,005, ta được:
b) Ấn máy tính ta được kết quả là: 4,358898944
Làm tròn với độ chính xác 0,005, ta được:
c) Ấn máy tính ta được kết quả là: 44,96665431
Làm tròn với độ chính xác 0,005, ta được:
Bài 4. Để lát một mảnh sân có diện tích 240 m2 người ta cần 800 viên gạch hoa hình vuông. Tính độ dài cạnh của mỗi viên gạch hoa theo đơn vị đề-xi-mét (làm tròn kết quả đến hàng phần mười). Coi các mạch ghép là không đáng kể.
Hướng dẫn giải
Đổi 240 m2 = 24000 dm2
Diện tích của mỗi viên gạch hoa là: 24000 : 800 = 30 (dm2)
Vì nên độ dài cạnh của viên gạch hoa là:
Sử dụng máy tính cầm tay ta tính được
Làm tròn kết quả đến hàng phần mười ta được độ dài cạnh viên gạch hoa là 5,5 dm.
Tham khảo thêm: Giải Toán 7 bài 6 Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Toán lớp 7 bài 7: Tập hợp các số thực - KNTT
>>> Bài trước: Lý thuyết Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn - Toán lớp 7 Kết nối tri thức
5. Luyện tập Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
--------------------------------------------------
Lý thuyết Toán lớp 7 bài 6: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học - KNTT được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm vững kiến thức trọng tâm kiến thức môn Toán 7, từ đó áp dụng tốt giải các bài tập Chương 1: Số hữu tỉ. Ngoài việc tham khảo bài lý thuyết trên các em có thể tham khảo thêm các dạng bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Giải Toán 7 Tập 1 KNTT do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé.
Xem thêm bài viết khác
Lý thuyết bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác - KNTT
Lý thuyết bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác - KNTT
Lý thuyết bài 12: Tổng các góc trong một tam giác - KNTT
Lý thuyết bài 11: Định lí và chứng minh định lí - KNTT
Lý thuyết bài 10: Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song - KNTT
Lý thuyết Toán lớp 7 bài 9: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết - KNTT
Lý thuyết Toán lớp 7 bài 8: Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc - KNTT
Toán 7 Bài 4 Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc chuyển vế
Toán 7 Bài 3 Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ
Toán 7 Bài 2 Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ
Toán 7 bài 1 Tập hợp các số hữu tỉ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Số nguyên a có phải là số hữu tỉ không? Vì sao?
Toán lớp 7 Bài 12 Số thực