Toán 7 Bài 26: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến Toán 7 sách Kết nối tri thức

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Lý thuyết bài 26: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến - Toán lớp 7 Kết nối tri thức trang 31 SGK được GiaiToan biên soạn và đăng tải. Tài liệu bao gồm kiến thức cần nhớ về tổng của hai đa thức, trừ của hai đa thức một biến,... Bên cạnh đó còn có các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em học tập và củng cố thật tốt kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

1.Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cộng hai đa thức một biến

Cho hai đa thức:

P = {x^4} + 3{x^3} - 5{x^2} + 7xQ =  - {x^3} + 4{x^2} - 2x + 1.

Giả sử ta cần tìm tổng:

P + Q = \left( {{x^4} + 3{x^3} - 5{x^2} + 7x} \right) + \left( { - {x^3} + 4{x^2} - 2x + 1} \right).

Ta có thể trình bày phép cộng này theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc:

\begin{array}{l}
\left( {{x^4} + 3{x^3} - 5{x^2} + 7x} \right) + \left( { - {x^3} + 4{x^2} - 2x + 1} \right)\\
 = {x^4} + 3{x^3} - 5{x^2} + 7x - {x^3} + 4{x^2} - 2x + 1\\
 = {x^4} + \left( {3{x^3} - {x^3}} \right) + \left( {4{x^2} - 5{x^2}} \right) + \left( {7x - 2x} \right) + 1\\
 = {x^4} + 2{x^3} - {x^2} + 5x + 1
\end{array}

Vậy P + Q = {x^4} + 2{x^3} - {x^2} + 5x + 1

Cách 2: Đặt tính cộng sao cho các hạng tử cùng bậc đặt thẳng cột với nhau rồi cộng theo từng cột:

\begin{array}{l}
\;\;\;\;{x^4} + 3{x^3} - 5{x^2} + 7x\\
 + \\
\frac{{\; - {x^3} + 4{x^2} - 2x + 1}}{{P + Q = {x^4} + 2{x^3} - {x^2} + 5x + 1}}
\end{array}

Chú ý

Phép cộng đa thức cũng có các tính chất như phép cộng các số thực. Cụ thể là:

+  Tính chất giao hoán: A + B = B+ A.

+ Tính chất kết hợp: (A + B) + C = A + (B + C).

+  Cộng với đa thức không: A + 0 = 0 + A = A.

1.2. Trừ hai đa thức một biến

Tương tự như các số, đối với các đa thức P, Q, R, ta cũng có:

Nếu Q + R = P thì R = P - Q.

Nếu R = P - Q thì Q + R = P.

UREKA_VIDEO-IN_IMAGE

2. Bài tập minh họa Phép cộng và phép trừ đa thức một biến

Câu 1: Cho hai đa thức M = 0,5x4 – 4x3 + 2x – 2,5 và N = 2x3 + x2 + 1,5. Hãy tính tổng M + N ( trình bày theo 2 cách)

Hướng dẫn giải

Cách 1:

M + N = (0,5x4 – 4x3 + 2x – 2,5) + ( 2x3 + x2 + 1,5)

= 0,5x4 – 4x3 + 2x – 2,5 + 2x3 + x2 + 1,5

= 0,5x4 + (– 4x3 + 2x3 ) + x2 + 2x + (-2,5 + 1,5)

= 0,5x4 + (– 2x3 ) + x2 + 2x + (-1)

= 0,5x4 – 2x3 + x2 + 2x – 1

Cách 2:

Câu 2: Cho hai đa thức P = x4 + 3x3 – 5x2 + 7x và Q = -x3 + 4x2 – 2x +1. Tìm hiệu P – Q bằng cách bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc và thu gọn.

Hướng dẫn giải

+ Bước 1: Bỏ dấu ngoặc: Trước dấu ngoặc là dấu “ –“ thì ta bỏ dấu ngoặc đồng thời đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

+Bước 2: Nhóm các hạng tử cùng bậc

+ Bước 3: Thu gọn

Ta có: P – Q = x4 + 3x3 – 5x2 + 7x – (-x3 + 4x2 – 2x +1)

= x4 + 3x3 – 5x2 + 7x + x3 - 4x2 - 4x2 + 2x – 1

= x4 + (3x3+ x3 ) + (– 5x2 - 4x2 ) + (7x + 2x ) – 1

= x4 + 4x3 – 9x2 + 9x – 1

UREKA

3. Luyện tập Bài 26 Toán 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Thực hiện các phép tính cộng, trừ hai đa thức.

- Nhận biết các tính chất của phép cộng đa thức.

- Vận dụng các tính chất của phép cộng đa thức trong tính toán.

>>> Bài tiếp theo: Toán 7 Bài 27: Phép nhân đa thức một biến

>>> Bài trước: Toán 7 Bài 25: Đa thức một biến

Toán 7 Bài 26: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng phần lý thuyết này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc trọng tâm của bài, từ đó áp dụng tốt vào giải bài toán phép cộng và phép trừ đa thức một biến, cũng như chuẩn bị cho bài thi giữa học kì và cuối kì môn Toán lớp 7 sắp tới. Ngoài việc tham khảo lý thuyết các em cũng đừng quên giải các bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Giải Toán 7 Tập 2 KNTT do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé. Chúc các em học tốt.

  • 396 lượt xem
Chia sẻ bởi: Đinh Thị Nhàn
Sắp xếp theo