Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác Toán 7 sách Kết nối tri thức
Lý thuyết bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác - Toán lớp 7 Kết nối tri thức trang 77 SGK được GiaiToan biên soạn và đăng tải. Bài giảng này bao gồm tóm tắt lý thuyết kèm theo bài tập minh hoạ cùng lời giải chi tiết giúp cho các em ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán 7 Kết nối tri thức. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Lý thuyết Toán 7 bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự đồng quy của ba đường trung trực trong một tam giác
a) Đường trung trực của tam giác
Trong một tam giác, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác. Trên (Hình bên) là đường trung trực ứng với cạnh BC của tam giác ABC.
b) Sự đồng quy của ba đường trung trực
Định lí 1
Chẳng hạn, trong tam giác ABC (Hình sau), các đường trung trực dở, m, n đồng quy tại Ovà OA = OB = OG.
Nhận xét
Vì giao điểm O của ba đường trung trực trong tam giác ABC cách đều ba đỉnh của tam giác đó (OA = OB = OC) nên có một đường tròn tâm O đi qua ba đỉnh A, B, C
(Hình sau).
Ví dụ: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ đường trung tuyến AI của tam giác ABC.
a) Chứng minh AI là đường trung trực của cạnh BC.
b) Điểm cách đều ba đỉnh của tam giác ABC có nằm trên AI không?
Giải
Chứng minh
Hai tam giác AIB và AIC có:
AB = AC(GT), IB = IC (do AI là trung tuyến); cạnh AI chung.
Do đó
Suy ra ta , mà và là hai góc kể bù nên . Do đó AI là đường trung trực của cạnh BC.
b) Do điểm cách đều ba đỉnh của tam giác ABC nằm trên đường trung trực của BC nên theo câu a, ta có điểm đó nằm trên trung tuyến AI.
1.2. Sự đồng quy của ba đường cao trong một tam giác
a) Đường cao của tam giác
Trong Hình sau, đoạn thẳng AI kể từ đỉnh A, vuông góc với cạnh đối diện BC là một đường cao của tam giác ABC. Ta còn nói AI là đường cao xuất phát từ đỉnh A (hay đường cao ứng với cạnh BC).
b) Sự đồng quy của ba đường cao
Định lí 2
Ba đường cao của một tam giác đồng quy tại một điểm.
Chẳng hạn, trong tam giác A8C (Hình sau), các đường cao AI, BJ, CK đồng quy tại H.
Chú ý
a) Điểm đồng quy của ba đường cao của một tam giác gọi là trực tâm của tam giác đó.
b) Gọi H là trực tâm của tam giác ABC (H.9.44), ta có:
+ Khi ABC là tam giác nhọn thì H nằm bên trong tam giác.
+ Khi ABC là tam giác vuông tại A thì H trùng với A (kí hiệu là H \equiv A).
+ Khi ABC là tam giác tù thì H nằm bên ngoài tam giác.
Ví dụ: Chứng minh trong tam giác đều, trực tâm của nó cách đều đỉnh của tam giác.
Giải
Trong tam giác ABC cân tại A, kẻ đường cao AI.
Hai tam giác vuông ABI và ACI có: AI chung, AB = AC (gt).
Do đó (cạnh huyền - cạnh góc vuông). Suy ra BI = CI.
Vậy đường cao AI là đường trung trực của cạnh BC.
Vì tam giác đều cũng là tam giác cân tại mỗi đỉnh nên ba đường cao cũng là ba đường trung trực của nó. Vậy trực tâm H của tam giác đều cũng là giao điểm của ba đường trung trực nên nó cách đều ba đỉnh của tam giác.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Chứng minh rằng trong tam giác đều ABC, trọng tâm G cách đều 3 đỉnh của tam giác đó.
Hướng dẫn giải
Gọi AN, CM, BP là 3 đường trung tuyến của tam giác đều ABC, giao nhau ở điểm G
Xét ∆ ANB và ∆ ANC, có:
AN chung
NB= NC
AB= AC
=>∆ ANB = ∆ ANC
=> AN hay AG là đường phân giác của
Tương tự BP hay BG là đường phân giác của
=> G cách đều 3 cạnh AB, AC, BC mag G là trọng tâm
=> G là giao điểm của 3 đường trung trực => G cách đều 3 điểm A,B,C
Câu 2: Vẽ tam giác ABC và 3 đường cao của nó. Quan sát hình và cho biết, ba đường cao đó có cùng đi qua một điểm hay không?
Hướng dẫn giải
Ba đường cao BP, CM và AN đều cùng đi qua điểm G
>>> Bài tiếp theo: Toán 7 Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương
>>> Bài trước: Toán 7 Bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác
Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua bài học này sẽ giúp các em nhận biết đường trung trực, đường cao của tam giác, sự đồng quy của ba đường trung trực trong một tam giác và sự đồng quy của ba đường cao trong một tam giác tù. Ngoài việc tham khảo lý thuyết trên đây, các em cũng đừng quên ôn tập thêm các dạng bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Giải Toán 7 Tập 2 KNTT do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé.
Xem thêm bài viết khác
Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
Toán 7 Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác
Toán 7 Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
Toán 7 Bài 32: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên
Toán 7 Bài 31: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
Toán 7 Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố
Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố
Toán 7 Bài 28: Phép chia đa thức một biến
Toán 7 Bài 27: Phép nhân đa thức một biến