Lý thuyết bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng - KNTT Toán lớp 7 bài 19 - Sách Kết nối tri thức
Lý thuyết bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng - Toán lớp 7 Kết nối tri thức trang 100 SGK được GiaiToan biên soạn và đăng tải. Bài học hôm nay bao gồm tóm tắt lý thuyết biểu đồ đoạn thẳng, giúp các em nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.
Lý thuyết Toán 7 bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng
1. Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng
Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian.
Biểu đồ đoạn thẳng gồm:
- Trục ngang biểu diễn thời gian
- Trục đứng biểu diễn đại lượng ta quan tâm
- Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng.
- Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng.
Ví dụ:
2. Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng
Biểu đồ đọan thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng quan tâm theo thời gian.
Ta cần chú ý các đặc điểm sau:
+ Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?
+ Đơn vị thời gian là gì?
+ Thời điểm nào có số liệu cao nhất?
+ Thời điểm nào có số liệu thấp nhất?
+ Số liệu tăng trong những khoảng thời gian nào?
+ Số liệu giảm trong những khoảng thời gian nào?
3. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
* Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng:
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau
- Trục ngang: Ghi các mốc thời gian
- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia
Bước 2:
- Tại mỗi mốc thời gian trên tục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc
- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi số liệu theo thời gian.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:
- Ghi tên biểu đồ
- Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng
- Ghi đơn vị trên 2 trục
4. Bài tập Biểu đồ đoạn thẳng
>>> Bài tiếp theo: Toán 7 Bài 20: Tỉ lệ thức
>>> Bài trước: Lý thuyết bài 18: Biểu đồ hình quạt tròn - KNTT
Lý thuyết bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng - KNTT được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc trong tâm của bài, từ đó áp dụng tốt vào giải bài toán biểu đồ đoạn thẳng, cũng như chuẩn bị cho bài thi giữa học kì và cuối kì môn Toán lớp 7 sắp tới. Ngoài việc tham khảo lý thuyết các em cũng đừng quên giải các bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Giải Toán 7 Tập 2 KNTT do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé. Chúc các em học tốt.

Xem thêm bài viết khác
Toán 7 Bài 26: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến
Toán 7 Bài 25: Đa thức một biến
Toán 7 Bài 24: Biểu thức đại số
Toán 7 Bài 23: Đại lượng tỉ lệ nghịch
Toán 7 Bài 22: Đại lượng tỉ lệ thuận
Toán 7 Bài 21: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
Lý thuyết bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu - KNTT
Lý thuyết bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng - KNTT
Lý thuyết bài 15: Trường hợp bằng nhau của tam giác vuông - KNTT
Lý thuyết bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác - KNTT
Lý thuyết bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác - KNTT
Lý thuyết bài 12: Tổng các góc trong một tam giác - KNTT
Lý thuyết bài 11: Định lí và chứng minh định lí - KNTT