Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố Toán 7 sách Kết nối tri thức
Lý thuyết bài 29: Làm quen với biến cố - Toán lớp 7 Kết nối tri thức trang 47 SGK được GiaiToan biên soạn và đăng tải. Bài học hôm nay bao gồm các kiến thức được trình bày cụ thể và chi tiết, cùng với các dạng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm vững được trọng tâm bài học. Mời các em cùng tham khảo.
Lý thuyết Toán 7 bài 29: Làm quen với biến cố
1. Tóm tắt lý thuyết
Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố . Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra. Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không. |
Ví dụ 1: Trong các biến cố sau, em hãy chỉ ra biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên.
A: “Trong điều kiện thường, nước đun đến 100 °C sẽ sôi".
B: “Tháng Hai năm sau có 31 ngày”.
C: “Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là 8.
Giải
Biến cố A là biến cố chắc chắn vì nó luôn xảy ra.
Biến cố B là biến cố không thể vì nó không bao giờ xảy ra.
Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước nó có xảy ra hay không.
Chẳng hạn, biến cố C xảy ra nếu số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là (2; 6) và không xảy ra nếu số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là (5; 5).
Ví dụ 2:
Trong một chiếc hộp có bốn tấm thẻ được ghi số 1; 2; 3; 6. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Xét ba biến cố sau:
A: “Rút được thẻ ghi số là số nguyên tố”.
B: "Rút được thẻ ghi số nhỏ hơn 7”.
C: “Rút được thẻ ghi số lớn hơn 10”.
Biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
Giải
Biến cố 8 là biến cố chắc chắn vì ta luôn rút được thẻ ghi một trong các số 1; 2; 3; 6, đều là các số nhỏ hơn 7.
Biến cố C là biến cố không thể vì ta chỉ rút được thẻ ghi một trong các số 1; 2; 3; 6, đều là các số nhỏ hơn 10.
Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì ta không chắc chắn sẽ rút được thẻ ghi số nào. Chẳng hạn, nếu ta rút được thẻ ghi số 2 thì biến cố A xảy ra; rút được thẻ ghi số 6 thì biến cố A không xảy ra.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Chọn từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) thay vào dấu “?” để được câu đúng.
1. Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc
Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số lớn hơn 1” là biến cố ..?..
Biến cố: Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số bằng 7” là biến cố …?....
2. Một túi đựng các quả cầu được ghi số 3;6;9;12;15;18;24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi.
Biến cố “Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 3” là biến cố ..?..
Biến cố “Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 7” là biến cố ..?..
Hướng dẫn giải
1. Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc
Biến cố “ Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số lớn hơn 1” là biến cố chắc chắn
Biến cố: Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số bằng 7” là biến cố ngẫu nhiên
2. Một túi đựng các quả cầu được ghi số 3;6;9;12;15;18;24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi.
Biến cố “ Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 3” là biến cố chắc chắn (( vì tất cả các số được ghi đều chia hết cho 3)
Biến cố “ Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 7” là biến cố không thể ( vì trong số các số được ghi không có số nào chia hết cho 7)
Câu 2: Lan tham gia trò chơi Vòng quay may mắn như Hình 8.1. Xét ba biến cố sau:
A: “Lan quay vào ô có số điểm lớn hơn 500 điểm”
B: “ Lan quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100 điểm”
C: “ Lan quay vào ô có số điểm là số tròn trăm”
Biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
Hướng dẫn giải
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Biến cố chắc chắn: C
Biến cố không thể: B
Biến cố ngẫu nhiên: A
>>> Bài tiếp theo: Toán 7 Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố
>>> Bài trước: Toán 7 Bài 28: Phép chia đa thức một biến
Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần tóm tắt lý thuyết này sẽ giúp các em nắm được trọng tâm của bài, đồng thời áp dụng tốt vào giải bài tập về phép chia đa thức một biến. Ngoài việc tham khảo lý thuyết các em cũng đừng quên giải các bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Giải Toán 7 Tập 2 KNTT do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé. Chúc các em học tốt.

Xem thêm bài viết khác
Toán 7 Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác
Toán 7 Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương
Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
Toán 7 Bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác
Toán 7 Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
Toán 7 Bài 32: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên
Toán 7 Bài 31: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
Toán 7 Bài 27: Phép nhân đa thức một biến
Toán 7 Bài 26: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến
Toán 7 Bài 25: Đa thức một biến
Toán 7 Bài 24: Biểu thức đại số
Toán 7 Bài 23: Đại lượng tỉ lệ nghịch
Toán 7 Bài 22: Đại lượng tỉ lệ thuận
Toán 7 Bài 21: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau