Toán 7 Bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác Toán 7 sách Kết nối tri thức

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Lý thuyết bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác - Toán lớp 7 Kết nối tri thức trang 66 SGK được GiaiToan biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu về đường trung tuyến, đường phân giác,... giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính của bài. Mời các em học sinh cùng tham khảo!

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự đồng quy của ba đường trung tuyến trong một tam giác

a) Đường trung tuyến của ba đường trung tuyến

Đoạn thẳng AM nối đỉnh A của tam giác ABC với trung điểm M của cạnh BC gọi là đường trung tuyến (xuất phát từ đỉnh A hoặc ứng với cạnh BC) của tam giác ABC (Hình bên).

Lý thuyết bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giácLý thuyết bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác

b) Sự đồng quy của ba đường trung tuyến

Định lí 1

Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm (hay đồng quy tại một điểm). Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng \frac{2}{3} độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

Chẳng hạn, trong tam giác ABC (hình sau), các đường trung tuyến AM, BN, CP đồng quy tại điểm G và ta có

Lý thuyết bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác

\frac{{GA}}{{MA}} = \frac{{GB}}{{NB}} = \frac{{GC}}{{PC}} = \frac{2}{3}

Chú ý: Điểm đồng quy của ba đường trung tuyến gọi là trọng tâm tam giác.

Ví dụ: Cho tam giác ABC với AM là trung tuyến và G là trọng tâm tam giác.

a) Chứng minh GA = 2GM.

b) Biết GM = 2 cm, tính GA.

Giải

Lý thuyết bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giácLý thuyết bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác

Chứng minh

Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên

\frac{{GA}}{{MA}} = \frac{2}{3} hay GA = \frac{2}{3}MA.

Ta có: GM = MA - GA = MA - \frac{2}{3}MA = \frac{1}{3}MA

Vậy GA = \frac{2}{3}MA = 2.\left( {\frac{1}{3}MA} \right) = 2GM.

b) Khi GM = 2 cm thì GA = 4 cm.

1.2. Sự đồng quy của ba đường phân giác trong tam giác

a) Đường trung tuyến của tam giác

Trong tam giác ABC, tia phân giác của góc A cắt cạnh 8C tại điểm D thì đoạn thẳng AD được gọi là đường phân giác (xuất phát từ đỉnh A) của tam giác ABC (Hình sau).

Lý thuyết bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giácLý thuyết bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác

b) Sự đồng quy của ba đường trung tuyến

Định lí 2

Ba đường phân giác của một tam giác đồng quy tại một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó.

Chẳng hạn, trong tam giác ABC (Hình sau), các đường phân giác AD, BE, CF đồng quy tại I và IH = IK = IL.

Lý thuyết bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác

Ví dụ: Chứng minh rằng trong tam giác ABC cân tại A, giao điểm của ba đường phân giác nằm trên đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A (Hình sau).

Giải

Lý thuyết bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giácLý thuyết bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác

Chứng minh

Gọi M là giao điểm của đường thẳng AI và BC.

Hai tam giác ABM và ACM có:

AB= AC (gt),

AM chung,

\widehat {BAM} = \widehat {CAM} (do AI là đường phân giác của góc BAC).

Do đó \Delta ABM = \Delta ACM (c.g.c).

Suy ra BM = CM hay Mlà trung điểm của BC.

Vậy AI là đường trung tuyến của tam giác ABC.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Trong tam giác ABC ở ví dụ 1, cho trung tuyến BN và GN = 1 cm. Tính GB và NB.

Hướng dẫn giải

Toán 7 Bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác

Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên GB = \frac{2}{3} BN => GN = \frac{1}{3} BN

Ta có GN = 1 cm => BN = 3 GN = 3.1 = 3 cm

=> GB = \frac{2}{3} BN = \frac{2}{3} . 3= 2 cm

Vậy BN= 3 cm và GB = 2 cm

Câu 2: Cho tam giác ABC có hai đường phân giác AM, BN cắt nhau tại điểm I. Hỏi CI có là đường phân giác của góc C không?

Toán 7 Bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác

Hướng dẫn giải

Gọi IP là khoảng cách từ I đến BC, IQ là khoảng cách từ I đến AC

Có AM và BN là hai đường phân giao nhau tại I => I cách đều AC vad Bc => IP = IQ

Xét ∆ IPC và ∆ IQC ta có:

Chung cạnh IC

IP = IQ

=> ∆ IPC = ∆ IQC

=> \widehat{ICP} = \widehat{ICQ}

=> CI là đường phân giác của \widehat{C}

>>> Bài tiếp theo: Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

>>> Bài trước: Toán 7 Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác

Toán 7 Bài 34: Sự đồng quy của ba trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua bài học này các em sẽ nhận biết đường trung tuyến, đường phân giác của tam giác, biết sự đồng quy của ba đường trung tuyến trong một tam giác cũng như sự đồng quy của ba đường phân giác trong một tam giác. Ngoài việc tham khảo lý thuyết trên đây, các em cũng đừng quên ôn tập thêm các dạng bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Giải Toán 7 Tập 2 KNTT do GiaiToan biên soạn để ôn tập nhé.

  • 914 lượt xem
Chia sẻ bởi: Đinh Thị Nhàn
Sắp xếp theo