Một khối bê tông, được đặt trên mặt đất, có kích thước như Hình 3 Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo
Thực hành trang 52 Toán 7 tập 1
Giải SGK Toán 7: Thực hành trang 52 Hình hộp chữ nhật, hình lập phương được GiaiToan hướng dẫn giúp các học sinh luyện tập về dạng bài tính nhanh. Hi vọng tài liệu này giúp các em học sinh tự củng cố kiến thức, luyện tập và nâng cao cách giải bài tập Toán lớp 7. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.
Một khối bê tông, được đặt trên mặt đất, có kích thước như Hình 3. a) Người ta muốn sơn tất cả các mặt của khối bê tông trừ mặt tiếp giáp với mặt đất. Hỏi chi phí để sơn là bao nhiêu? Biết rằng để sơn mỗi mét vuông tốn 25 nghìn đồng. b) Tính thể tích của khối bê tông. |
Lời giải chi tiết
a) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích 2 mặt đáy.
Stp = 2 . (a + b) . h + 2 . a . b.
(với a, b, h lần lượt là chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật).
Khối bê tông ở Hình 3 tạo bởi hai hình hộp chữ nhật ghép lại với nhau.
Hình hộp chữ nhật bên dưới có đáy là hình vuông có cạnh bằng:
5 + 5 = 6 + 4 = 10 (m).
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bên dưới là:
2 . (10 + 10) . 3 + 2 . 10 . 10 = 320 (m2).
Diện tích toàn phần của hộp chữ nhật bên trên là:
2 . (5 + 4) . 5 + 2 . 5 . 4 = 130 (m2).
Tổng diện tích các mặt tiếp xúc bằng tổng diện tích mặt tiếp xúc với mặt đất và diện tích tiếp xúc giữa hai khối và bằng:
102 + 2 . 4 . 5 = 140 (m2).
Diện tích các mặt cần sơn của khối bê tông bằng tổng diện tích toàn phần của hai khối bê tông trừ đi diện tích các mặt tiếp xúc và bằng:
320 + 130 – 140 = 310 (m2).
Chi phí để sơn khối bê tông như Hình 3 là:
310 . 25 = 7 750 (nghìn đồng) = 7 750 000 (đồng).
Vậy chi phí để sơn khối bê tông như Hình 3 là 7 750 000 đồng.
b) Thể tích của khối bê tông phía dưới là:
10 . 10 . 3 = 300 (m3).
Thể tích của khối bê tông phía trên là:
4 . 5 . 5 = 100 (m3).
Thể tích của khối bê tông là:
300 + 100 = 400 (m3).
Vậy thể tích của khối bê tông là 400 m3.
A. Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.
Sxq = 2(a + b) . c
B. Công thức thể tích hình hộp chữ nhật
Thể tích hình hộp chữ nhật là bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
V = a.b.c
Trong đó a là chiều dài, b là chiều rộng, c là chiều cao (cùng đơn vị đo)
C. Công thức thể tích hình lập phương
Thể tích hình lập phương bằng lập phương một cạnh:
V = a3 (a là độ dài một cạnh)
D. Diện tích xung quanh hình lập phương
Diện tích xung quanh hình lập phương: Sxq = 4a2
----> Bài học liên quan: Toán 7 Bài 2 Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
-------------------------------------------------
Ngoài dạng bài tập Chuyên đề Toán lớp 7: Diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương các em học sinh có thể tham khảo thêm nhiều nội dung Hỏi đáp Toán lớp 7 được GiaiToan đăng tải. Với phiếu bài tập này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các em học tập tốt!
- Lượt xem: 561