Toán lớp 5 Bài 5: Phân số thập phân Lý thuyết Toán lớp 5 tập 1

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Lý Thuyết Toán lớp 5 trang 8: Phân số thập phân được GiaiToan biên soạn và chia sẻ. Bao gồm lý thuyết về phân số thập phân, các em làm quen với các dạng bài về phân số thập phân để các em rèn luyện thêm kỹ năng giải Toán lớp 5. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Lý thuyết Toán lớp 5: Phân số thập phân

1. Khái niệm phân số thập phân

+ Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,… được gọi là các phân số thập phân.

Ví dụ:

+ Các phân số \frac{6}{{10}};\,\,\,\frac{9}{{100}};\,\,\,\frac{{15}}{{1000}};.... được gọi là các phân số thập phân.

+ Các phân số \frac{5}{2};\,\,\,\frac{{11}}{3};\,\,\,\frac{{73}}{{256}};.... không được gọi là phân số thập phân.

2. Các dạng bài tập thường gặp về phân số thập phân

2.1. Đọc và viết các phân số thập phân

Cách đọc và viết phân số thập phân giống với cách đọc và viết các phân số.

+ Cách đọc: Khi đọc phân số, ta đọc tử số trước, đọc “phần”, rồi đọc mẫu số.

+ Cách viết: Khi viết phân số thập phân, tử số là số được viết trên dấu gạch ngang, mẫu số là các số 10, 100, 1000,…

Ví dụ:

a) Đọc các phân số \frac{2}{{10}};\,\,\,\frac{{47}}{{100}}

b) Viết phân số: “bảy trăm sáu mươi ba phần một nghìn”.

Lời giải:

a) Phân số \frac{2}{{10}} được đọc là hai phần mười.

Phân số \frac{{47}}{{100}} được đọc là bốn mươi bảy phần một trăm (hoặc bốn mươi bảy phần trăm)

b) Phân số “bảy trăm sáu mươi ba phần một nghìn” được viết là \frac{{763}}{{1000}}.

2.2. So sánh các phân số thập phân

Cách so sánh các phân số thập phân cũng giống với cách so sánh hai phân số.

Ví dụ: So sánh hai phân số \frac{{25}}{{100}}\frac{{16}}{{100}}

Lời giải:

Vì 25 > 16 nên \frac{{25}}{{100}} > \frac{{16}}{{100}}

2.3. Chuyển phân số thành phân số thập phân

Chú ý: Một số phân số có thể viết thành phân số thập phân.

Để chuyển một phân số thành phân số thập phân, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1:

Tìm một số sao cho số đó nhân với mẫu số được các số 10, 100, 1000,…

Hoặc tìm một số sao cho khi chia mẫu số cho số đo được các số 10, 100, 1000,…

Bước 2:

Nhân cả tử số và mẫu số với số vừa tìm được.

Hoặc chia cả tử số và mẫu số cho số vừa tìm được.

Ví dụ: Chuyển các phân số thành phân số thập phân: \frac{{11}}{2};\,\,\,\frac{6}{{25}};\,\,\,\frac{{256}}{{400}}

Lời giải:

Có 2 x 5 = 10; 25 x 4 = 100 và 400 : 4 = 100

Vậy chuyển các phân số thành phân số thập phân được:

\frac{{11}}{2} = \frac{{11 \times 5}}{{2 \times 5}} = \frac{{55}}{{10}};\,\,\,\frac{6}{{25}} = \frac{{6 \times 4}}{{25 \times 4}} = \frac{{24}}{{100}};\,\,\,\frac{{256}}{{400}} = \frac{{256:4}}{{400:4}} = \frac{{64}}{{100}}

3. Giải bài tập Toán lớp 5 bài 5

Sau khi nắm vững kiến thức bài học, mời các bạn tham khảo lời giải bài tập Toán lớp 5 bài 5 trong sách giáo khoa và vở bài tập qua 2 link bài dưới đây:

4. Luyện tập

Bài tiếp theo: Toán lớp 5 Bài 6: Ôn tập phép cộng và phép trừ hai phân số

>> Bài trước: Lý thuyết và bài tập bài: Ôn tập so sánh hai phân số (tiếp theo)

GiaiToan đã chia sẻ tới các em bài Lý thuyết và bài tập bài: Phân số thập phân. Hy vọng với bài này các em sẽ củng cố kiến thức môn Toán lớp 5 từ đó chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra sắp tới, đồng thời qua đó các em nắm được cách giải bài tập về phân số thập phân, các bài toán về tỉ lệ cũng như bài toán về đơn vị đo diện tích. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em cũng đừng quên tham khảo Giải bài tập Toán lớp 5 SGK và SBT, Giải Vở bài tập Toán lớp 5 để luyện tập cũng như bồi dưỡng kiến thức cho mình nhé.

  • 604 lượt xem
Chia sẻ bởi: Cự Giải
Tìm thêm: Toán lớp 5
Sắp xếp theo