Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương Toán lớp 5 Hình lập phương

Nội dung
  • 2 Đánh giá

GiaiToan xin giới thiệu tới các em Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Nội dung bài bao gồm các dạng Toán hình học theo cách giải chi tiết và các dạng bài tập tự luyện cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán 5. Mời các em cùng tham khảo.

1. Diện tích xung quanh của hình lập phương Toán 5

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

a) Định nghĩa

- Diện tích xung quanh của hình lập phương là tổng diện tích bốn mặt của hình lập phương.

b) Quy tắc: Giử sử hình lập phương có cạnh là a.

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.

Sxq = S1mặt x 4 = (a x a) x 4

2. Diện tích toàn phần của hình lập phương Toán 5

a) Định nghĩa

- Diện tích toàn phần của hình lập phương là tổng diện tích sáu mặt của hình lập phương.

b) Quy tắc: Giử sử hình lập phương có cạnh là a.

- Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.

Stp = S1mặt x 6 = (a x a) x 6

3. Một số dạng bài tập

3.1. Dạng 1: Tính diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần của hình lập phương

Phương pháp: Áp dụng quy tắc tính diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần của hình lập phương.

Ví dụ 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 3 cm.

Lời giải:

Diện tích xung quanh của hình lập phương là:

(3 x 3) x 4 = 36 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:

(3 x 3) x 6 = 54 (cm2)

Đáp số: Diện tích xung quanh: 36cm2

Diện tích toàn phần: 54cm2

3.2. Dạng 2: Biết diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần của hình lập phương, tìm diện tích một mặt.

Phương pháp:

- Muốn tính diện tích một mặt của hình lập phương ta lấy diện tích xung quanh chia cho 4.

- Muốn tính diện tích một mặt của hình lập phương ta lấy diện tích toàn phần chia cho 6.

Ví dụ 2: Cho hình lập phương có diện tích xung quanh 16 dm. Tính diện tích toàn phần của hình lập phương đó.

Lời giải:

Diện tích một mặt của hình lập phương là:

16 : 4 = 4 (dm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

4 x 6 = 24 (dm2)

Đáp số: 24 dm2.

3.3. Dạng 3: Biết diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần của hình lập phương, tìm độ dài cạnh của hình lập phương.

Phương pháp: Tìm diện tích một mặt của hình lập phương. Diện tích một mặt chính là diện tích của hình vuông, ta lập luận để tìm độ dài cạnh.

Ví dụ 3: Cho hình lập phương có diện tích toàn phần là 100 cm2. Tính độ dài cạnh của hình lập phương đó.

Lời giải:

Diện tích một mặt của hình lập phương là:

100 : 4 = 25 (cm2)

Ta có: 25 = 5 x 5 nên cạnh của hình lập phương là 5 cm

Đáp số: 5 cm.

3.4. Dạng 4: Toán có lời văn (thường là tìm diện tích hộp, căn phòng, sơn tường…..)

Phương pháp: Cần xác định xem diện tích cần tìm là diện tích xung quanh hay diện tích toàn phần rồi áp dụng quy tắc tính diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần.

Ví dụ 4: Người ta làm một cái hộp bằng tôn không có nắp dạng hình lập phương cạnh 10 cm. Tính diện tích tôn cần dùng để làm hộp (không tính mép hàn).

Lời giải:

Diện tích một mặt hình lập phương là:

10 x 10 = 100 (cm2)

Diện tích tôn cần dùng là:

100 x 5 = 500 (cm2)

Đáp số: 500 cm2.

>> Tham khảo thêm: Thể tích của một hình. Xăng-ti-mét khối. Đề- xi-mét khối. Mét khối

  • 161 lượt xem
Chia sẻ bởi: Đinh Thị Nhàn
Sắp xếp theo