Lý thuyết Toán lớp 5: Hai vật chuyển động cùng chiều Lý thuyết môn Toán lớp 5
Lý thuyết Toán lớp 5: Hai vật chuyển động cùng chiều được GiaiToan sưu tầm và đăng tải. Nội dung bài hôm nay bao gồm chi tiết các dạng Toán có cách giải chi tiết và các dạng bài tập tự luyện cho các em học sinh tham khảo, rèn luyện kỹ năng giải Toán 5, ôn tập chương 4 Toán 5. Mời các em cùng tham khảo nhé.
Lý thuyết Toán lớp 5: Hai vật chuyển động cùng chiều
1. Chuyển động cùng chiều Toán 5
Bài toán
Một ô tô đi từ A với vận tốc v1 đuổi theo một xe máy đi từ B đến C với vận tốc là v2, (v1 > v2). Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ ô tô đuổi kịp xe máy? Biết rằng hai xe xuất phát cùng lúc và độ dài quãng đường AB là s.
Phương pháp giải:
Ta có sơ đồ chuyển động của hai xe như sau:
Ta có công thức tính thời gian đi để gặp nhau khi hai vật xuất phát cùng lúc:
Ta có công thức tính thời gian đi để gặp nhau khi hai vật xuất phát cùng lúc:
Thời gian đi để gặp nhau = Quãng đường : hiệu hai vận tốc
Hay tgn = s : (v1 - v2)
Lưu ý: Quãng đường chính là khoảng cách ban đầu giữa hai xe.
Ví dụ: Cùng một lúc, ô tô đi từ A đến B với vận tốc là 50 km/giờ đuổi theo một xe máy đi từ B đến C với vận tốc là 38 km/giờ. Biết độ dài quãng đường AB là 18km. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ ô tô đuổi kịp xe máy?
Giải:
Hiệu vận tốc của hai xe là:
50 - 38 = 12 (km/giờ)
Thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy là:
18 : 12 = 1,5 (giờ)
Đáp số: 1,5 giờ.
Chú ý: Nếu hai vật xuất phát không cùng lúc, ta phải xác định thời điểm hai vật xuất phát cùng lúc, sau đó tìm khoảng cách ban đầu giữa hai xe rồi mới áp dụng công thức trên để tính thời gian đi để hai xe gặp nhau.
2. Một số dạng bài tập
Dạng 1: Tìm thời gian đi để hai xe gặp nhau
Phương pháp: Áp dụng công thức khi hai vật xuất phát cùng lúc:
Thời gian đi để gặp nhau = Quãng đường : hiệu hai vận tốc
Dạng 2: Tìm độ dài quãng đường (khoảng cách ban đầu giữa hai xe)
Phương pháp: Từ công thức tính thời gian đi để hai xe gặp nhau ta suy ra:
Quãng đường = hiệu hai vận tốc × thời gian đi để gặp nhau
Dạng 3: Tìm hiệu hai vận tốc
Phương pháp: Từ công thức tính thời gian đi để hai xe gặp nhau ta suy ra:
Hiệu hai vận tốc = Quãng đường : thời gian đi để gặp nhau
Chú ý: Đề bài thường cho tỉ số giữa hai vận tốc hoặc tổng hai vận tốc, từ đó ta áp dụng bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số hoặc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số để tìm vận tốc của mỗi xe.
Dạng 4: Xác định đia điểm gặp nhau cách A hoặc cách B bao nhiêu
Phương pháp: Vẽ sơ đồ chuyển động của hai vật, tìm thời gian đi để hai xe gặp nhau từ đó xác định khoảng cách giữa điểm gặp nhau và A hoặc B là quãng đường xe nào đã đi.
3. Giải bài tập Chuyển động Toán lớp 5
- Giải Toán lớp 5 trang 130, 131
- Giải Toán lớp 5 trang 132
- Giải Toán lớp 5 trang 133
- Giải Toán lớp 5 trang 134
- Giải Toán lớp 5 trang 135
- Giải Toán lớp 5 trang 136
- Giải Toán lớp 5 trang 137
>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Toán lớp 5: Chuyển động trên dòng nước
Lý thuyết Toán lớp 5: Hai vật chuyển động cùng chiều được GiaiToan chia sẻ trên đây. Với phần ví dụ cùng với bài tập nâng cao kèm theo đáp án chi tiết sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức Toán lớp 5. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em cũng có thể tham khảo thêm Lý thuyết Toán lớp 5, Giải Toán Lớp 5, Luyện Tập Toán Lớp 5, Vở Bài Tập Toán Lớp 5 được GiaiToan biên soạn nhé
Xem thêm bài viết khác
Lý thuyết Nhân số đo thời gian với một số
Lý thuyết Trừ số đo thời gian
Lý thuyết Cộng số đo thời gian
Lý thuyết Bảng đơn vị đo thời gian
Lý thuyết Thể tích hình lập phương
Lý thuyết Thể tích hình hộp chữ nhật
Lý thuyết Thể tích của một hình. Xăng-ti-mét khối. Đề- xi-mét khối. Mét khối