Bảng đơn vị đo Diện tích Đơn vị đo diện tích - Toán 5

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Bảng đơn vị đo Diện tích. Hướng dẫn quy đổi và tính diện tích được GiaiToan sưu tầm và đăng tải. Bài này sẽ giúp các em ôn lý thuyết diện tích là gì, đồng thời làm quen với bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng vậy bảng đơn vị đo diện tích. Dưới đây là nội dung kiến thức các em áp dụng vào bài tập và một số trường hợp ứng dụng vào cuộc sống

1. Diện tích là gì?

- Diện tích là đại lượng biểu thị phạm vi của hình hoặc hình hai chiều trên một mặt phẳng.

- Mọi đơn vị độ dài đều có một đơn vị đo diện tích tương ứng là diện tích hình vuông có độ dài cạnh bằng đơn vị độ dài đã cho. Do đó, diện tích có thể đo bằng mét vuông (m2), cm2, mm2, km2,…

2. Đơn vị đo diện tích là gì?

- Đơn vị đo diện tích là đại lượng dùng để đo, để tính toán trong nhiều những lĩnh vực khác nhau như toán học, vật lí, hóa học và các lĩnh vực ứng dụng khác trong đời sống. Diện tích là đại lượng biểu thị phạm vi của hình hoặc hình hai chiều trên một mặt phẳng.

- Diện tích của hình có thể được so sánh hình với các hình vuông cố định (theo tiêu chuẩ của hệ thống đơn vị quốc tế, hình vuông sẽ có đô dài cạnh đơn vị). Để tìm được diện tích của hình, ta sẽ phân chia hình thành các hình vuông có số đo cố định. Diện tích của hình bằng tổng diện tích của các hình vuông.

- Khi đọc đơn vị đo diện tích, học sinh cần ghi nhớ các đơn vị đo diện tích để ghi nhớ một cách logic nhất, tránh những nhầm lẫn khi tiến hành đổi đơn vị này sang đơn vị khác. Học sinh có thể sắp xếp các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn để thực hiện việc ghi nhớ được chính xác hơn, dễ dàng hơn. Mỗi đơn vị bằng 100 lần đơn vị liền sau chúng và sẽ bằng 1/100 đơn vị liền trước.

3. Bảng đơn vị đo diện tích

Lớn hơn mét vuông

Mét vuông

Bé hơn mét vuông

km2

hm2

dam2

m2

dm2

cm2

mm2

1km2

=100hm2

1hm2

=100dam2

=1/100km2

1dam2

=100m2

=1/100hm2

1m2

=100dm2

=1/100dam2

1dm2

=100cm2

=1/100m2

1cm2

=100cm2

=1/100dm2

1mm2

=1/100cm2

Trong bảng đơn vị đo diện tích, mỗi đơn vị trước gấp 100 lần đơn vị sau liền kề với nó. Mỗi đơn vị sau bằng 1/100 lần đơn vị trước.

4. Thứ tự đơn vị đo diện tích

- Thứ tự đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé

+ Đơn vị đo diện tích lớn nhất là ki – lô – mét vuông (km2)

+ Đơn vị liền sau là km2 là héc – tô – mét vuông (hm2)

+ Đơn vị liền sau hm2 là đề - ca – mét vuông (dam2)

+ Đơn vị liền sau dam2 là mét vuông (m2)

+ Đơn vị liền sau m2 là đề - xi – mét vuông (dm2)

+ Đơn vị liền sau dm2 là xăng – ti – mét vuông (cm2)

+ Đơn vị liền sau cm2 là mi – li – mét vuông (mm2)

5. Cách đổi đơn vị đo diện tích. Ví dụ minh họa

- Khi đổi từ đơn vị đo diện tích từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề thì ta nhân số đó với 100. Ví dụ 1m2 bằng 100dm2, 10dm2 bằng 1000cm2.

- Khi đổi đơn vị đo diện tích từ đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn liền kề ta chia số đó cho 100. Ví dụ 200cm2 bằng 2dm2, 2000dm2 bằng 20m2.

- Tóm lại, mỗi đơn vị đo diện tích liền kề nhau thì sẽ hơn hoặc kém nhau 100 lần. Ví dụ đổi từ 1km2 sang m2, ta phải nhân số đó với 3 lần số 100 (100 x 100 x 100 = 1000000). Vậy 1km2 = 1 x 1000000= 1000000m2.

6. Cách tính diện tích m2

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng một đơn vị đo).

- Muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.

- Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

- Muốn tính diện tích hình thoi,ta lấy tích độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng một đơn vị đo).

- Muốn tính diện tích tam giác, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 (cùng một đơn vị đo).

- Muốn tính diện tích hình thang, ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi đem chia cho 2 (cùng một đơn vị đo).

- Muốn tính diện tích hình tròn, ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14.

7. Ứng dụng đơn vị đo diện tích trong học tập và cuộc sống

- Trong thực tiễn cuộc sống cũng như trong khoa học kĩ thuật, người ta thường cần phải tính diện tích của những hình phẳng cũng như diện tích xung quanh của những vật thể phức tạp. Chẳng hạn như muốn xây dựng một nhà máy thủy điện, để tính lưu lượng dòng sông ta cần phải tính đến diện tích thiết bị điện ngang của dòng sông.

- Trong các hoạt động may mặc, việc tính chính xác được diện tích một sản phẩm hay một chi tiết giúp chúng ta ước lượng được số mét vải cần sử dụng, từ đó mới tiết kiệm được chi phí trong sản xuất hàng hóa.

8. Kể tên các vật dụng dùng để đo diện tích

- Để đo diện tích được chính xác, người thực hiện cần đo độ dài các cạnh của hình cần đo diện tích. Xác định chính xác các hình cũng như đo độ dài chính xác các cạnh sẽ giúp chúng ta đo được đúng diện tích.

- Trên thực tế, các mảnh đất không phải lúc nào cũng có hình thù nhất định, không có hình chính xác vì thế, người ta thường chia thành những hình nhỏ, tính diện tích các hình nhỏ sau khi cộng lại sẽ ra được các hình lớn hơn.

- Để đo độ dài các cạnh, người ta thường dùng thước cuộn, thước đo laser, hoặc các loại thước đo diện tích chuyên dụng để đo được chính xác hơn.

Tham khảo thêm: Đơn vị đo khối lượng

Bảng đơn vị đo Diện tích. Hướng dẫn quy đổi và tính diện tích được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức cũng như củng cố thêm kiến thức Toán lớp 5, qua đó ghi nhớ được các phần kiến thức, ứng dụng của nó vào đời sống. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm Toán lớp 5, Lý Thuyết Toán Lớp 5, Luyện Tập Toán Lớp 5, Bài Tập Cuối Tuần Lớp 5 để cùng tìm hiểu thêm các dạng bài toán khác nhau nhé

Chia sẻ bởi: Đinh Thị Nhàn
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 184
Sắp xếp theo