Bà Lan gửi vào quỹ tiết kiệm x nghìn đồng với lãi suất mỗi tháng là a% Toán thực tế - Lãi suất ngân hàng lớp 9

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Lãi suất ngân hàng lớp 9

Bài toán thực tế về lãi suất là tài liệu do GiaiToan sưu tầm và biên soạn với lời giải chi tiết cho dạng bài liên quan đến hình học không gian và các công thức liên quan giúp các bạn học sinh nắm vững các kiến thức và áp dụng tính toán trong các bài tập. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo bài viết.

Đề bài: Bà Lan gửi vào quỹ tiết kiệm x nghìn đồng với lãi suất mỗi tháng là a% (a là số cho trước) và lãi tháng này được tính gộp vào vốn cho tháng sau.

a) Hãy viết biểu thức biểu thị:

- Số tiền lãi sau tháng thứ nhất.

- Số tiền (cả gốc lẫn lãi) có được sau tháng thứ nhất.

- Tổng số tiền lãi có được sau tháng thứ hai.

b) Nếu lãi suất là 1,2% và sau 2 tháng tổng số tiền lãi là 48,288 nghìn đồng, thì lúc đầu bà Lan đã gửi vào quỹ tiết kiệm bao nhiêu?

Lời giải chi tiết:

a) Biểu thức biểu thị:

+ Số tiền lãi của tháng thứ nhất là: x . a% (nghìn đồng)

+ Số tiền cả gốc lẫn lãi sau tháng thứ nhất là: x + x . a% = x(1 + a%) (nghìn đồng)

+ Số tiền lãi của tháng thứ hai là: x(1 + a%) . a% (nghìn đồng)

Tổng số tiền lãi có được sau tháng thứ hai là:

T = x . a% + x(1 + a%) . a% = x.a%(2 + a%) (nghìn đồng)

b) Với a = 1,2 và T = 48,288, ta có phương trình:

x . 1,2% . (2 + 1,2%) = 48,288

0,024144x = 48,288

x = 2000

Vậy lúc đầu bà Lan gửi vào quỹ tiết kiệm 2 000 nghìn đồng (tức 2 triệu đồng)

Lãi kép

- Là tiền lãi của kì hạn trước nếu người gửi không rút ra thì được tính vào vốn để tính lãi cho kì hạn tiếp theo

1. Lãi kép gửi một lần.

T = M . (1 + r)n

Trong đó:

T: Số tiền cả vốn lẫn lãi sau n kì hạn.

M: Số tiền gửi ban đầu

n: Số kì hạn tính lãi

r: Lãi suất định kì (%)

2. Lãi kép gửi định kì

Mỗi tháng gửi cùng một số tiền vào một thời gian cố định

Công thức tính: Khách hàng gửi vào ngân hàng M đồng với lãi suất kép r%/tháng thì số tiền khách hàng nhận được cả vốn lẫn lãi sau n,\left( {n \in {\mathbb{N}^*}} \right) tháng là:

S = \frac{M}{r}\left[ {{{\left( {1 + r} \right)}^n} - 1} \right]\left( {1 + r} \right)

-----------------------------------------------------

Tham khảo thêm:

Chia sẻ bởi: Captain
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 08
Sắp xếp theo

    Tài liệu tham khảo khác