Toán 10 Bài 27: Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển Toán 10 bài 27 Sách Kết nối tri thức

Nội dung
  • 1 Đánh giá

GiaiToan mời các bạn cùng tham khảo nội dung Toán 10 Bài 27: Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển với phần kiến thức trọng tâm nhằm ôn luyện, ghi nhớ và vận dụng vào giải Toán 10.

1. Sử dụng phương pháp tổ hợp

Trong nhiêu bài toán, để tính số phần từ của không gian mấu, của các biến cố, ta thường sử dụng các quy tắc đếm, các công thức tính số hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp.

Toán 10 Bài 27: Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển

Ví dụ: Một tổ trong lớp 10A có 10 học sinh trong đó có 6 học sinh nam và 4 học sinh nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên 6 học sinh trong tổ đó đề tham gia đội tình nguyện Mùa hè xanh. Tính xác suất của hai biền cố sau:

C: "6 học sinh được chọn đều là nam"

D: "Trong 6 học sinh được chọn có 4 nam và 2 nữ".

Giải

Không gian mẫu là tập tất cả các tập con gồm 6 học sinh trong 10 học sinh. Vậy n\left( \Omega  \right) = C_{10}^6 = 210

a) Tập C chỉ có một phân tử là tập 6 học sinh nam. Vậy n(C) = 1, do đó P\left( C \right) = \frac{1}{{210}}

b) Mỗi phần tử của D được hình thành từ hai công đoạn.

Công đoạn 1. Chọn 4 học sinh nam từ 6 học sinh nam, có C_6^4 = 15 (cách chọn).

Công đoạn 2. Chọn 2 học sinh nữ từ 4 học sinh nữ, có C_4^2 = 6 (cách chọn).

Theo quy tắc nhân, tập D có 15.6 = 90 (phần tử). Vậy n(D) = 90. Từ đó P\left( D \right) = \frac{{90}}{{210}} = \frac{3}{7}

2. Sử dụng sơ đồ hình cây

Trong một số bài toán, phép thử T được hinh thành tử một vài phép thừ, chẳng hạn: gieo xúc xắc liên tiếp bốn lần: lấy ba viên bi, mỗi viên từ một hộp;... Khi đó ta sử dụng sơ đồ hình cây để có thể mô tả đây đủ, trực quan không gian mẫu và biến có cần tính xác suất. 

Ví dụ: Có ba chiếc hộp. Hộp I có chứa ba viên bi: 1 Viên màu đỏ, 1 viên màu xanh và 1 viên màu vàng. Hộp II chứa hai viên bi: 1 viên màu xanh và 1 viên màu vàng. Hộp III chứa hai viên bi: 1 viên màu đỏ và 1 viên màu xanh. Từ mỗi hộp ta lấy ngẫu nhiên một viên bi.

a) Vẽ sơ đồ hình cây để mô tả các phản tử của không gian mẫu.

b) Tính xác suất để trong ba viên bi lấy ra có đúng một viên bị mâu xanh.

Giải

a) Kĩ hiệu Ð, X, V tương ứng là viên bi màu đỏ, màu xanh và màu vàng.

Toán 10 Bài 27: Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển

Các kết quả có thể là: ĐXĐ, ĐXX, ĐVĐ, ĐVX, XXĐ, XXX, XVĐ, XVX, VXĐ, VXX, VVĐ, VX.

Do đó \Omega = {ÐXĐ; ĐXX; ĐVĐ; ĐVX; XXĐ; XXX; XVĐ; XVX; VXĐ; VXX; VVĐ; VVX}.

Vậy n(\Omega ) = 12.

b) Gọi K là biến cố: "Trong ba viên bi lấy ra có đúng một viên bi mâu xanh". Ta có

K= (ĐXĐ; ÐVX; XVĐ: VXĐ; VVX). Vậy n(K) = 5. Từ đó P\left( K \right) = \frac{{n\left( K \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{5}{{12}}

3. Xác suất của biến cố đối

Ta có công thức sau đây liên hệ giữa xác suất của một biển cố với xác suất của biến có đối.

Cho E là một biến cố. Xác suất của biến cố \overline E liên hệ với xác suất của E bởi công thức sau:

P\left( {\overline E } \right) = 1 - P\left( E \right)

Ví dụ: Chọn ngẫu nhiên hai số từ tập (1; 2:.... 9). Gọi H là biến cố: “Trong hai số được chọn có ít nhất một số chẵn”.

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Biến cố \overline H là tập con nào của không gian mẫu?

c) Tính P\left( {\overline H } \right) và P\left( H \right).

Giải

a) Không gian mẫu là tập tất cả các tập con có 2 phần tử của tập (1; 2:.... 8; 9).

b) Biến cố \overline H: "Cả hai số được chọn đều là số lẻ". Khi đó \overline H là tập tất cả các tập con có 2 phân tử của tập số lẻ {1; 3; 5; 7; 9}.

c) Ta có n\left( \Omega  \right) = C_9^2 = 36,n\left( {\overline H } \right) = C_5^2 = 10 . Vậy P\left( {\overline H } \right) = \frac{{10}}{{36}} = \frac{5}{{18}}.

Từ đó P\left( H \right) = 1 - P\left( {\overline H } \right) = 1 - \frac{5}{{18}} = \frac{{13}}{{18}}.

Chú ý: Trong một số bài toán, nêu tính trực tiếp xác suất của biến cổ gặp khó khăn, ta có thể tính gián tiếp bằng cách tính xác suất của biến cố đối của nó.

Toán 10 Bài 27: Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển do GiaiToan tổng hợp và đăng tải nhằm hy vọng với phần lý thuyết này sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức, từ đó áp dụng vào giải các bài tập Toán 10 đạt kết quả tốt. Tham khảo thêm các bài lý thuyết khác được đăng tải chi tiết bám sát chương trình học SGK Kết nối tri thức với cuộc sống tại Lý thuyết Toán 10 đồng thời tại chuyên mục Giải Toán 10 Kết nối tri thức Tập 2 có đầy đủ các bài tập do GiaiToan biên soạn để giúp bạn ôn luyện tại nhà.

  • 262 lượt xem
Chia sẻ bởi: nguyen hoang thu cuc
Sắp xếp theo