Đội Trưởng Mỹ Hỏi đáp Toán 11 Toán 11 Chuyên đề Toán 11

Chứng minh rằng phương trình m(x – 1)3(x^2 – 4)+x^4-3=0 luôn có ít nhất 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị m

Chứng minh rằng phương trình m(x – 1)3(x2 – 4)+x4-3=0 luôn có ít nhất 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị m.

3
3 Câu trả lời
  • Bạch Dương
    Bạch Dương

    Hướng dẫn giải

    Đặt y = f(x) = m(x – 1)3(x2 – 4) + x4 - 3

    Vì hàm số là hàm sơ cấp nên tập xác định là tập số thực

    Suy ra f(x) liên tục trên R với mọi giá trị của tham số m.

    Ta có:

    f(1) = m(1 – 1)3(12 – 4) + 14 – 3 = -2 < 0

    f(2) = m(2 – 1)3(22 – 4) + 24 – 3 = 13 > 0

    Kh đó ta có:

    f(1) . f(2) < 0

    => f(x) = 0 luôn có ít nhất một nghiệm thuộc khoảng (1; 2)

    Ta lại có:

    f(-2) = m(-2 – 1)3[(-2)2 – 4] + (-2)4 – 3 = 13 > 0

    Suy ra f(1).f(-2) < 0

    => f(x) = 0 luôn có ít nhất một nghiệm thuộc khoảng (-2; 1)

    Vậy f(x) = 0 luôn có ít nhất hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của tham số m.

    0 Trả lời 17/05/22
    • Bảo Bình
      Bảo Bình

      Hàm số liên tục

      Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng D và {x_0} \in D

      - Hàm số y = f(x) liên tục tại x0 \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x) = f({x_0})

      - Hàm số y = f(x) không liên tục tại x0 ta nói hàm số gián đoạn tại x0.

      y = f(x) liên tục trên một khoảng nếu nó liên tục tại mọi điểm của khoảng đó.

      y = f(x) liên tục trên đoạn [a; b] nếu nó liên tục trên (a; b) và \mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} f(x) = f(a),\mathop {\lim }\limits_{x \to {b^ - }} f(x) = f(b)

      .

      0 Trả lời 17/05/22
      • Batman
        Batman

        Định lí 2: Cho hàm số f liên tục trên đoạn [a; b].

        Nếu f(a) khác f(b) và P là một điểm nằm giữa f(a); f(b) thì tồn tại ít nhất một số c ∈ (a; b) sao cho f(c) = P.

        Định lí 3: Cho các hàm số y = f(x); y = g(x) liên tục tại x0. Khi đó tổng, hiệu, tích liên tục tại x0, thương y = \frac{{f(x)}}{{g(x)}} liên tục nếu g(x) ≠ 0.

        Hệ quả: Cho hàm số liên tục trên đoạn [a; b].

        - Nếu f(a). f(b) < 0 thì tồn tại ít nhất một số c ∈ (a; b) sao cho f(c) = 0.

        - Nói cách khác: Nếu f(a). f(b) < 0 thì phương trình f(x) = 0 có ít nhất một nghiệm thuộc (a; b).

        0 Trả lời 17/05/22