Kim Ngưu Hỏi đáp Toán 9 Chuyên đề Toán 9 Toán 9

Dựng tam giác ABC, biết BC = 4cm, góc A bằng 60^0, bán kính đường tròn nội tiếp tam giác bằng 1cm

Dựng tam giác ABC, biết BC = 4cm, góc A bằng 600, bán kính đường tròn nội tiếp tam giác bằng 1cm.

6
6 Câu trả lời
  • Cự Giải
    Cự Giải

    Hình vẽ minh họa

    Dựng tam giác ABC, biết BC = 4cm, góc A bằng 60^0, bán kính đường tròn nội tiếp tam giác bằng 1cm

    0 Trả lời 26/05/22
    • Đen2017
      Đen2017

      Lời giải chi tiết

      Phân tích:

      Giả sử dựng được ΔABC thỏa mãn điều kiện.

      Gọi O là tâm đường tròn nội tiếp tam giác.

      \begin{matrix}
   \Rightarrow \widehat {BOC} = {180^0} - \left( {\widehat {OBC} + \widehat {OCB}} \right) \hfill \\
   = {180^0} - \dfrac{1}{2}\left( {\widehat {ABC} + \widehat {ACB}} \right) \hfill \\
   = {180^0} - \dfrac{1}{2}\left( {{{180}^0} - \widehat A} \right) \hfill \\
   = {180^0} - \dfrac{1}{2}\left( {{{180}^0} - {{60}^0}} \right) = {120^0} \hfill \\ 
\end{matrix}

      => O thuộc cung m chứa góc 120º dựng trên đoạn BC.

      + Bán kính đường tròn nội tiếp ΔABC bằng 1

      => O cách BC 1cm

      => O thuộc d // BC và cách BC 1cm.

      Vậy O là giao của cung m và đường thẳng d.

      + Khi đó ta dựng được đường tròn (O; 1) nội tiếp ΔABC

      => A là giao của tiếp tuyến đi qua B và C của đường tròn (O; 1).

      0 Trả lời 26/05/22
      • Đen2017
        Đen2017

        Cách dựng hình vẽ:

        + Dựng BC = 4cm

        + Dựng đường thẳng (d) song song với BC và cách BC một khoảng là 1 cm.

        + Dựng cung m chứa góc 120º trên đoạn BC.

        + (d) cắt cung m tại O.

        + Dựng đường tròn tâm O, bán kính 1cm.

        + Kẻ tiếp tuyến từ B và C đến (O; 1cm).

        Hai tiếp tuyến cắt nhau tại A.

        ΔABC là tam giác cần dựng.

        0 Trả lời 26/05/22
        • Ỉn
          Ỉn

          Chứng minh:

          + Theo cách dựng có BC = 4cm.

          + O thuộc cung 120º dựng trên đoạn BC.

          \Rightarrow \widehat {BOC} = {120^0}

          + A là giao của 2 tiếp tuyến

          => (O; 1cm) tiếp xúc với AB và AC

          Mà khoảng cách từ O đến BC = 1cm

          => (O; 1cm) cũng tiếp xúc với BC

          => (O; 1cm) là đường tròn nội tiếp ΔABC

          \Rightarrow \widehat {BAC} = \frac{1}{2}\widehat {BOC} = {60^0}

          Vậy ΔABC có BC = 4cm, \widehat {BAC} = {60^0}, đường tròn nội tiếp có bán kính 1cm thỏa mãn yêu cầu.

          0 Trả lời 26/05/22
          • Kim Ngưu
            Kim Ngưu

            Biện luận:

            Vì d cắt m tại hai điểm nên bài toán có hai nghiệm hình ΔABC và ΔA’BC như hình vẽ.

            0 Trả lời 26/05/22
            • Đội Trưởng Mỹ
              Đội Trưởng Mỹ

              Hướng dẫn giải

              - Một tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (gọi tắt là tứ giác nội tiếp)

              - Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối nhau bằng 1800

              - Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối nhau bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp đường tròn.

              0 Trả lời 26/05/22

              Hỏi đáp Toán 9

              Xem thêm