Toán lớp 6 Bài 16 Phép nhân số nguyên Kết nối tri thức với cuộc sống Lý thuyết Toán lớp 6

Nội dung
  • 3 Đánh giá

Toán lớp 6 Bài 16: Phép nhân số nguyên

GiaiToan.com xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Phép nhân số nguyên xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Nhằm giúp học sinh lớp 6 củng cố, ôn tập kiến thức lý thuyết Toán lớp 6 Chương 2: Số nguyên. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo tài liệu.

1. Nhân hai số nguyên khác dấu

- Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được.

Ví dụ:

(-2) . 5 = -10

8 . (-9) = -72

Quy tắc:

a . 0 = 0

a. b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0

Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.

Dấu của tích:

( +) . (+) → (+)

( −) . (−) → (+)

(+) . (−) → (−)

(−) . (+) → (−)

2. Nhân hai số nguyên cùng dấu

- Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta nhân phần số tự nhiên của chúng rồi đặt dấu “+” trước kết quả của chúng.

Ví dụ: (−7) . (−5) = 7 . 5 = 35

Quy tắc:

+ Nhân hai số nguyên dương nghĩa là nhân hai số tự nhiên khác 0.

+ Nhân hai số nguyên âm ta nhân phần số tự nhiên của chúng.

=> Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.

a . 0 = 0 . a = 0

a . b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0

(− a) . a = a . (− a) = − a 2

3. Tính chất của phép nhân

Giao hoán: a . b = b . a

Kết hợp: ( a . b ) . c = a . ( b . c )

Nhân với số 1: a . 1 = 1 . a = a

Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a .( b + c ) = a . b + a .c

Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ: a .(b – c ) = a .b − a .c

Ví dụ: Thực hiện các phép tính:

a) (- 8).72 + 8.(-19) - (-8)

b) (- 27).1 011 - 27.(-12) + 27.(-1)

Hướng dẫn giải

a) (- 8).72 + 8.(-19) - (-8)

= (- 8).72 + (- 8).19 + 8

= (- 8).72 + (- 8). 19 + (- 8). (- 1)

= (-8).[72 + 19 + (- 1)] ---> Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng

= (- 8).(72 + 19 – 1)

= (- 8).90

= - (8.90)

= - 720.

b) (- 27).1 011 - 27.(-12) + 27.(-1)

= 27.(-1 011) – 27.(-12) + 27.(-1) ---> Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng

= 27.(-1 011 + 12 - 1)

= 27.(-1 000)

= - (27.1 000)

= - 27 000.

Chú ý:

- Nhờ tính chất kết hợp ta có tích của ba, bốn, năm… số nguyên.

- Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí giữa các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số thích hợp.

-------------------------------------------------------

-----> Bài tiếp theo: Toán lớp 6 Bài 17 Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên

------> Bài liên quan:

----------------------------------------------------

Trên đây là toàn bộ nội dung lý thuyết môn Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 16 Phép nhân số nguyên cho các bạn học sinh tham khảo. Ngoài ra, các em học sinh tham khảo một số tài liệu liên quan: Luyện tập Toán lớp 6, Đề thi học kì 1 lớp 6, Đề thi học kì 2 lớp 6, ... Chúc các em học sinh học tập thật tốt!

  • 462 lượt xem
Chia sẻ bởi: Bảo Bình
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan