Toán lớp 6 Bài 13 Tập hợp các số nguyên Sách Kết nối tri thức với cuộc sống Lý thuyết Toán lớp 6

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Toán lớp 6 Bài 13: Tập hợp các số nguyên

GiaiToan.com xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Tập hợp các số nguyên xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Nhằm giúp học sinh lớp 6 củng cố, ôn tập kiến thức lý thuyết Toán lớp 6 Chương 2: Số nguyên. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo tài liệu.

A. Làm quen với số nguyên âm

- Số nguyên dương: 1; 2; 3; 4; ... (Số tự nhiên khác 0)

- Số nguyên âm: −1; −2; −3; −4; … (Ta thêm dấu “-” vào đằng trước các số nguyên dương)

- Tập hợp: {... ; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; ...} gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương là tập hợp các số nguyên.

Kí hiệu là Z = {...; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; ...}

Chú ý:

- Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải số nguyên âm.

- Đôi khi ta còn viết thêm dấu “+” ngay trước một số nguyên dương. Chẳng hạn +3 (đọc là “dương ba”)

Khi nào người ta dùng số âm?

- Trong đời sống hàng ngày người ta dùng các số mang dấu "-" và dấu "+" để chỉ các đại lượng có thể xét theo hai chiều khác nhau.

Số dương biểu thị

Số âm biểu thị

Nhiệt độ trên 00C

Nhiệt độ dưới 00C

Độ cao trên mực nước biển

Độ cao dưới mực nước biển

Số tiền hiện

Số tiền còn nợ

Số tiền lãi

Số tiền lỗ

Độ viễn thị

Độ cận thị

Ví dụ:

+) Số −2 đọc là “âm hai”.

+) Số +2 đọc là “dương hai”

+) Một người thợ lặn lặn xuống độ sâu 5 mét tức là độ cao hiện tại của người thợ lặn là -5m so với mực nước biển.

B. Thứ tự trên tập hợp số nguyên

a) Trục số

Toán lớp 6 Bài 13 Tập hợp các số nguyên Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

+ Trên trục số: Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số.

+ Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương (thường được đánh dấu bằng mũi tên), chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.

+ Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a.

+) Cho số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm aa nằm bên trái điểm b thì số aa nhỏ hơn số b, kí hiệu a < b

Ví dụ:

Số 5 trên trục số được gọi là điểm 5.

Số −10 trên trục số được gọi là điểm −10

b) So sánh hai số nguyên

- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0.

- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số nguyên dương.

- Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0.

- Nếu a, b là hai số nguyên dương và a > b thì −a < −b (Thêm dấu “-” thì đổi dấu “>” thành dấu “<”)

- Nếu a, b là hai số nguyên dương và a < b thì −a > −b

- Kí hiệu a ≤ b có nghĩa là “a < b hoặc a = b”

- Kí hiệu a ≥ b có nghĩa là “a > b hoặc a = b”

Chú ý:

Để so sánh 2 số nguyên âm, ta làm 2 bước sau:

Bước 1: Bỏ dấu "-" trước cả 2 số âm

Bước 2: Trong 2 số nguyên dương nhận được, số nào nhỏ hơn thì số nguyên âm ban đầu (trước khi bỏ dấu "-" lớn hơn)

Ví dụ:

5 là số nguyên dương và −20 là số nguyên âm nên 5 > −20

Vì 16 > 4 nên −16 < −4

-------------------------------------------------------

----> Bài tiếp theo: Toán lớp 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên

------> Bài liên quan:

----------------------------------------------------

Trên đây là toàn bộ nội dung lý thuyết môn Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 13 Tập hợp các số nguyên cho các bạn học sinh tham khảo. Ngoài ra, các em học sinh tham khảo một số tài liệu liên quan: Luyện tập Toán lớp 6, Đề thi học kì 1 lớp 6, Đề thi học kì 2 lớp 6, ... Chúc các em học sinh học tập thật tốt!

  • 473 lượt xem
Chia sẻ bởi: Ma Kết
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan