Số đo thời gian lớp 5 Toán nâng cao lớp 5
Chuyên đề số đo thời gian
Toán lớp 5: Giải toán về số đo thời gian là tài liệu do GiaiToan biên soạn gồm phần nội dung lý thuyết và gợi ý cách giải các bài tập nâng cao về số đo thời gian thường gặp. Mời các em tham khảo để hiểu rõ hơn về dạng toán này.
1. Bảng đơn vị đo thời gian
1 thế kỉ = 100 năm
1 năm = 12 tháng
1 năm thường = 365 ngày
1 năm nhuận = 366 ngày
Một tháng có 30, 31, 28 hay 29 ngày
1 tuần lễ = 7 ngày
1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.
Tháng Một, tháng Ba, tháng Năm, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Mười, tháng Mười hai có 31 ngày.
Tháng Tư, tháng Sáu, tháng Chín, tháng Mười một có 30 ngày.
Tháng hai năm thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.
2. Các phép tính với số đo thời gian
2.1. Phép cộng
Phương pháp:
- Ta cộng các đơn vị ở cùng hàng (số giây với số giây, số phút với số phút, số giờ với số giờ,...) với nhau theo thứ tự hàng thấp đến hàng cao.
- Nếu tổng số trong hàng nào vượt quá một đơn vị của hàng cao hơn liền trước, thì ta đổi đơn vị để gộp vào hàng ấy.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Vậy 5 phút 38 giây + 3 phút 44 giây = 9 phút 22 giây.
2.2. Phép trừ
Phương pháp:
Ta trừ các đơn vị ở cùng hàng với nhau theo thứ tự từ hàng thấp đến hàng cao.
Nếu ở hàng nào đó, số đơn vị ở trên không trừ được cho số đơn vị ở dưới; thì ta phải bớt một đơn vị ở hàng cao hơn đứng liền trước.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
2.3. Phép nhân
Phương pháp: Muốn nhân một số đo thời gian với một số, ta lần lượt nhân số đơn vị của từng hàng với số đó, từ hàng thấp đến hàng cao. Nếu tích số trong hàng nào vượt quá một đơn vị của hàng cao hơn liền trước thì ta đổi đơn vị để gộp vào hàng ấy.
Ví dụ 1:
Vậy: 3 giờ 12 phút x 3 = 9 giờ 36 phút.
Ví dụ 2:
Vậy: 5 năm 9 tháng x 2 = 11 năm 6 tháng.
2.4. Phép chia số đo thời gian cho một số
Phương pháp: Muốn chia một số đo thời gian với một số, ta lấy số đơn vị ở hàng cao nhất chia cho số đó. Còn dư bao nhiêu thì đổi đơn vị sang hàng thấp hơn kế tiếp, để gộp vào số đơn vị của hàng ấy, rồi lại chia tiếp cho số đó. Cứ làm như thế cho đến hết.
Ví dụ 1:
Vậy: 52 phút 28 giây : 4 = 13 phút 7 giây.
Ví dụ 2:
Vậy: 7 giờ 15 phút : 5 = 1 giờ 27 phút.
2.5. Phép chia hai số cho kết quả là số đo thời gian
Phương pháp:
- Ta chia để lấy phần nguyên trước
- Nếu còn dư, ta đổi số dư đó ra đơn vị liền dưới để chia tiếp.
Ví dụ 1: Nếu một vòi nước chảy vào hồ mỗi giờ được 5m3. Dung tích của hồ là 23m3. Hỏi vòi nước phải chảy trong bao nhiêu lâu thì đầy hồ?
Hoặc:
(giờ)
giờ = 4 giờ giờ = 4 giờ 36 phút
Ví dụ 2: Một xe máy chạy với vận tốc 36 km/giờ, qua một quãng đường dài 72,6 km. Tính thời gian xe chạy?
2.6. Phép chia một số cho số đo thời gian
Phương pháp: Đổi số đo thời gian thành danh số đơn.
Danh số đơn là những số kèm theo một đơn vị.
Ví dụ: Một xe đạp đi trong 4 giờ 30 phút được 54 km. Tính vận tốc của xe (đơn vị km/giờ).
Cách 1: Đổi 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
54 : 4,5 = 12 (km/h)
Cách 2: Đổi 4 giờ 30 phút = giờ
(km/giờ)
3. Bài tập tự luyện
3.1. Đổi đơn vị và các phép tính về số đo thời gian
Bài 1: Đổi đơn vị:
a) 2 năm 7 tháng = ...... tháng
9 phút 5 giây = ...... giây
b) 49 tháng = ...... năm ...... tháng
195 phút = ...... giờ ...... phút
c) năm = ...... tháng
18 giây = ...... phút
d) 1 ngày = ...... phút
56 giờ = ...... tuần
Bài 2: Thực hiện phép tính với số đo thời gian:
a) 2 giờ 35 phút + 6 giờ 25 phút
b) 7 ngày 11 giờ - 3 ngày 21 giờ
c) 1 năm 3 tháng x 7
d) 7 giờ 40 phút : 5
e) (14 giờ 36 phút - 6 giờ 20 phút) : 4 + 5 giờ 27 phút
3.2. Các bài toán về lịch
Bài 1: Trong một tháng nào đó (không phải tháng hai) có ba ngày thứ tư trùng vào ngày chẵn. Hỏi ngày 27 của tháng đó là ngày thứ mấy?
Bài 2: Mỗi năm thường chỉ có 365 ngày.
Mỗi năm nhuận lại có 366 ngày.
Vậy một năm thực sự (đó là thời gian để Trái Đất quay đúng một vòng xung quanh mặt trời) dài bao nhiêu lâu?
3.3. Các bài toán về đồng hồ
Bài 1: Hiện nay là 6 giờ đúng. Hỏi bao nhiêu lâu nữa thì hai kim giờ và phút của đồng hồ sẽ trùng khít lên nhau?
Bài 2: Một đồng hồ có tiếng chuông ngân rất dài, thời gian giữa hai tiếng chuông là 4 giây. Ban đêm, ta cần bao nhiêu giây để biết giờ khi đồng hồ báo 12 giờ, báo 3 giờ?
3.4. Tính tuổi
Tuổi người thứ nhất là bao nhiêu năm thì người thứ ba là bấy nhiêu tháng. Tuổi người thứ hai bao nhiêu tuần thì người thứ ba là bấy nhiêu ngày. Biết rằng tổng số tuổi của ba người là 120 năm, tính tuổi của mỗi người.
Tải file để xem chi tiết nội dung và lời giải
------------------------------------------------
Trên đây, GiaiToan.com đã tổng hợp chi tiết cho các em hiểu rõ hơn về Giải toán về số đo thời gian giúp các em học sinh học tốt môn Toán lớp 5, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.
Tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến toán nâng cao:
- Giả thiết tạm kép
- Bài Toán Cấu Tạo Số
- Bài Toán Xác Định Số A Có Thuộc Dãy Số Đã Cho Hay Không
- Luyện Tập Bài Toán Đếm Số Trang Sách
- Bài toán công việc chung, công việc riêng
- Tìm số hạng thứ n của dãy số cách đều
- Một hàng cây gồm 10 cây, cứ 2 cây liền nhau thì cách nhau 2m
- Cứ 8 người gói trong 5 giờ sẽ được 320 sản phẩm. Hỏi muốn làm 480 sản phẩm trong 6 giờ thì cần bao nhiêu người? (Biết rằng năng suất của mỗi người như nhau)
- Bài toán hai tỉ số
- Quy tắc đếm số tự nhiên
- Lượt tải: 03
- Lượt xem: 71
- Dung lượng: 521,5 KB