Gieo 2 con xúc sắc cân đối và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt trên mỗi con xúc xắc Bài tập Toán lớp 6

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Bài tập Toán lớp 6: Xác suất thực nghiệm

Bài tập Xác suất thực nghiệm Toán lớp 6 được GiaiToan hướng dẫn giúp các học sinh luyện tập về dạng bài tính nhanh. Hi vọng tài liệu này giúp các em học sinh tự củng cố kiến thức, luyện tập và nâng cao cách giải bài tập Toán lớp 6. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.

Bài toán: Gieo 2 con xúc sắc cân đối và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt trên mỗi con xúc xắc, Hãy đánh giá xem sự kiện nào sau là chắc chắn, không thể hay có thể xảy ra:

1) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1

2) Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1

3) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1

4) Hai mặt con xúc xắc cùng chấm

5) Số chấm trên hai mặt con xúc xắc là số lẻ.

Lời giải chi tiết:

1) Sự kiện không thể xảy ra

Trường hợp (1, 1) nên tổng số chấm xuất hiện là 1 + 1 = 2

2) Sự kiện có thể xảy ra

Kết quả thuận lợi là (1, 1)

3) Sự kiện chắc chắn xảy ra

Trường hợp (1, 1) là số chấm xuất hiện nhỏ nhất có tổng số chấm xuất hiện là 1 + 1 = 2 > 1

4) Sự kiện có thể xảy ra

Các kết quả thuận lợi là: (1, 1); (2, 2); ... (6, 6)

5) Sự kiện có thể xảy ra.

Các kết quả thuận lợi là: (1, 1); (1, 3); (1, 5); ...; (5, 3); (5, 5)

Các dạng bài tập

Dạng 1: Liệt kê các kết quả có thể xảy ra của phép thử

  • Liệt kê là thực hiện các hoạt động của phép thử, để tìm các khả năng có thể xảy ra
  • Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra được viết dạng X = {a1, a2, a3, ..., an}
  • Số phần tử của tập hợp có thể , kiểm đếm, hoặc dùng 1 quy tắc

Dạng 2: Nhận biết sự kiện liên quan đến phép thử

Một sự kiện A liên quan tới phép thử được mô tả bởi một tập con n(A) nào đó của phép liệt kê các kết quả có thể xảy ra trong phép thử

  • Sự kiện chắc chắn là sự kiện luôn xảy ra khi thực hiện phép thử.
  • Sự kiện không thể là sự kiện không bao giờ xảy ra khi phép thử được thực hiện
  • Sự kiện có thể là sự kiện cũng có thể xảy ra khi phép thử được thực hiện

Dạng 3: Tính xác suất thực nghiệm

Thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó n lần.

Gọi n(A) là số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó.

Công thức tính:

P\left(A\right)=\frac{n\left(A\right)}{n}

-------------------------------------------

Câu hỏi Toán lớp 6 liên quan:

Chia sẻ bởi: Cự Giải
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 124
Sắp xếp theo