Đề cương ôn tập hè Toán 6 lên 7 Ôn tập hè lớp 6 lên 7 môn Toán

Nội dung Tải về
  • 102 Đánh giá

Ôn tập hè Toán 6 lên 7 có đáp án

Đề cương ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Toán được biên soạn và đăng tải bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo trọng tâm chương trình học THCS giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây là nền tảng vững chắc giúp các bạn tự ôn tập tốt kiến thức môn Toán lớp 6 để chuẩn bị tốt cho chương trình học Toán 7. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết. Chúc các em học sinh ôn tập thật tốt!

 Bài tập ôn hè lớp 6 lên 7 môn Toán

Bài 1: Thực hiện phép tính:

a) \frac{1}{2}.\frac{{ - 3}}{4}.\frac{{ - 5}}{8}.\frac{{ - 8}}{9}

b) \frac{7}{8}:\frac{5}{4}.\frac{{ - 10}}{7}

c) \frac{6}{5} + \frac{1}{6}:\left( { - 3} \right)

d) \frac{3}{8} - \left( {\frac{3}{4} - \frac{1}{2}} \right)

e) \frac{{ - 2}}{3} - \frac{{ - 3}}{4} + \frac{1}{6} - \frac{1}{2}

f) \frac{3}{{17}}.\frac{{13}}{{15}} + \frac{3}{{17}}.\frac{2}{{15}}

g) \frac{{27}}{{23}} - \frac{{ - 5}}{{21}} - \frac{4}{{23}} + \frac{1}{2} + \frac{{16}}{{21}}

h) \frac{8}{9} + \frac{1}{9}.\frac{2}{9} + \frac{1}{9}.\frac{7}{9}

i) 240.\frac{1}{3} - 240.0,5 + \frac{1}{6}.240

Bài 2: Tính giá trị các biểu thức sau:

a) 1,6 + \left( {2,7 - 0,7.6} \right) - \left( {94.0,7 - 99.2,7} \right)

b) 8,1 - 3,25 + 0,2 - 4,07 + 0,03 - 0,08

d) 8,5.8,5 - 2.8,5.3,5 + 3,5.3,5

e) \left( { - 18} \right).3,2 - 7,2:4 + 3,1\left( {4,8.3 - 5,2} \right)

g) 2\frac{3}{4} - 1\frac{3}{5}.2,75 - 1,2:\frac{4}{{11}}

h) \frac{7}{2}.\frac{{29}}{{13}} - \frac{7}{{13}}.\frac{3}{2} + 3,12.\frac{1}{2}

c) 9,35.\left( { - 23,68} \right) - 9,35.31,2 - 3,35.45,12

k) 1,14.6,4 + 0,2.11,45 + 1,14.3,6

Bài 3: Tìm x biết:

a) x + 2,5 = 3,15 - 0,4

b) \frac{{10}}{3} - 2x = \frac{7}{{15}}:\frac{3}{{15}}

c) 3x - \frac{1}{5} = \frac{{27}}{{121}}.\frac{{11}}{9}

d) \frac{4}{{15}} - x = \frac{{ - 16}}{{25}}.\frac{5}{{64}}

e) \frac{1}{6} > \frac{x}{{15}} > \frac{{ - 2}}{5}

f) x + \frac{x}{2} + \frac{x}{3} + \frac{x}{6} =  - 12

g) \left( {2x - 3} \right)\left( {x - \frac{1}{2}} \right) = 0

h) 0,5x - \frac{2}{3}\left( {x + 1} \right) = \frac{{ - 1}}{{12}}

i) \frac{x}{6} = \frac{{x - 11}}{{12}}

Bài 4: Tung hai đồng xu cân đối đồng chất, ta được kết quả như sau:

Sự kiện

Hai đồng ngửa

Một đồng ngửa, một đồng sấp

Hai đồng sấp

Số lần

32

48

20

Xác suất thực nghiệm của sự kiện có một đồng xu ngửa, một đồng xu sấp là bao nhiêu?

Bài 5: Trong hộp có một số bút xanh, một số bút vàng và một số bút đỏ. lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu gì rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 40 lần ta được kết quả như sau:

Màu bút

Bút xanh

Bút vàng

Bút đỏ

Số lần

14

10

16

Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện lấy được màu đỏ

Bài 6: Một thư viện có 6000 cuốn sách. Cứ sau mỗi năm số sách trong thư viện lại tăng thêm 20% (so với năm trước). Hỏi sau hai năm thư viện có tất cả bao nhiêu cuốn sách?

Bài 7: Lớp 6A có tổ chức một cuộc khảo sát về loại hoa học sinh yêu thích. Kết quả thu được là \frac{1}{3} số học sinh thích hoa Hồng, \frac{5}{8} số học sinh thích hoa Lan, còn lại là số học sinh thích hoa Tuylip. Hỏi loại hoa nào được học sinh lớp 6A yêu thích nhất? Giải thích tại sao?

Bài 8: Một xạ thủ bắn 20 mũi tên vào một tấm bia. Điểm số ở các lần bắn được cho bởi bảng sau:

7

8

9

9

8

10

10

9

8

10

8

8

9

10

10

7

6

6

9

9

Xác suất thực nghiệm để xạ thủ bắn được ít nhất 6 lần.

Bài 9: Lớp 6A có 50 học sinh, trong đó có 24% số học sinh đạt học lực giỏi, \frac{8}{{25}} học sinh đạt học lực khá, còn lại là số học sinh học lực trung bình. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh trung bình?

Bài 10: Hai đội công nhân sản xuất cùng một khối lượng công việc như nhau. Đội 1 hoàn thành công việc 1 tuần, đội 2 hoàn thành công việc trong 15 ngày. Biết đội 2 bắt đầu công việc trước đội 1 là 2 ngày. Hỏi sau 4 ngày kể từ khi độ 1 làm thì đội nào làm được nhiều công việc hơn?

Bài 11: Một người trung bình mỗi phút hít thở 15 lần, mỗi lần hít thở 0,55 lít không khí. Biết rằng 1 lít không khí nặng 1,2gam. Hãy tính khối lượng không khí mà 6 người hít thở trong một giờ theo đơn vị kg (Làm tròn đến số thập phân thứ 3).

Bài 12: Một sân vận động bán vẽ cho một trận đá bóng. Ngày thứ nhất bán được 25% số vé, ngày thứ hai bán được 1/2 số vé. Ngày thứ ba bán được 250 vé thì vừa hết vé. Tính số vẽ bán được trong ngày thứ nhất và ngày thứ hai?

Bài 13: Nguyên liệu để muối dưa cải gồm rau cải, hành tươi và muối. Khối lượng hành, đường và muối theo thứ tự là 5%; \frac{1}{{1000}}\frac{3}{{40}} khối lượng rau cải. vậy nếu muối 25kg rau cải thì cần bao nhiêu ki – lô – gam hành, đường và muối?

Bài 14: Trong học kỳ 2, lớp 6A có 40 bạn học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, khá, trung bình và không có học sinh yếu, kém. Biết rằng số học sinh giỏi bằng 25% số học sinh cả lớp, số học sinh khá bằng 3/5 số học sinh còn lại. Tính số học sinh giỏi, khá và trung bình của lớp 6A trong học kì 2.

Bài 15: Bố bạn Hoa gửi tiết kiệm 1 triệu đồng tại ngân hàng theo thể thức “có kì hạn 12 : tháng” với lãi suất 0,58% một tháng (số tiền lãi mỗi tháng bằng 0,58% số tiền gửi ban đầu và sau 12 tháng mới được lấy lãi. Hỏi hết thời hạn 12 tháng, bố bạn Hoa lấy ra cả vốn và lãi là bao nhiêu tiền?

Bài 16: Hai đội công nhân cùng làm một đoạn đường. Đội 1 làm được \frac{2}{5} đoạn đường, đội thứ hai làm được \frac{1}{3} đoạn đường. Khi đó phần đường hai đội đã làm xong và chưa hoàn thành lần lượt là:

Bài 17: Cho đoạn thẳng AB = 6cm. Lấy điểm M thuộc đoạn AB sao cho AM = 3cm.

a) Tính độ dài đoạn thẳng IB.

b) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng AB hay không? Vì sao?

c) Vẽ tia Ax là tia đối của tia AB. Lấy điểm N thuộc tia Ax sao cho AN = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng BN.

d) Vẽ tia At sao cho góc Bat bằng 600. So sánh số đo góc BAt và góc Bax.

Bài 18: Cho hai tia đối nhau Ox và Oy. Lấy điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy sao cho OA = 4cm, OB = 3cm.

a) Trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

b) Tính độ dài đoạn thẳng AB.

c) Vẽ tia Oz sao cho góc zOy = 700. So sánh số đo góc zOy và góc xOy.

d) Kể tên các góc đỉnh O trong hình vẽ.

e) Vẽ tia Ot sao cho góc yOt = 1100. Hãy cho biết số đo góc tOz, vị trí của điểm B đối với góc tOz?

Bài 19: Cho đoạn thẳng AB = 6cm. Lấy điểm I thuộc đoạn thẳng AB sao cho AI = 3cm

a) Tính độ dài đoạn thẳng IB

b) Điểm I có là trung điểm của đoạn thẳng AB hay không? Vì sao?

c) Vẽ tia Ax là tia đối của tia AB. Lấy điểm C thuộc tia Ax sao cho AC = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng BC.

d) Vẽ tia Am sao cho \widehat {BAm} = {60^0}. So sánh số đo góc \widehat {BAm};\widehat {BAx}

Bài 20: Cho đường thẳng AB = 8cm. Lấy điểm H thuộc đoạn thẳng AB sao cho AH = 4cm.

a) Tính độ dài đoạn thẳng HB

b) Điểm H có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?

c) Vẽ Ax là tia đối của tia AB. Lấy điểm C thuộc tia Ax sao cho AC = 3cm. Tính độ dài đoạn thẳng BC.

d) Vẽ tia Ay sao cho \widehat {BAy} = {60^0}. So sánh số đo \widehat {BAy};\widehat {BAx}

(Còn tiếp)

Mời các bạn tải tài liệu miễn phí tham khảo hướng dẫn giải chi tiết!

-------------------------------------------------------

Hy vọng tài liệu Toán ôn hè lớp 6 lên 7 sẽ giúp các em học sinh củng cố, ghi nhớ lý thuyết, bài tập Làm quen với số liệu thống kê. Đây cũng là phần kiến thức thường xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra môn Toán lớp 6, chính vì vậy việc nắm vững các kiến thức là rất quan trọng giúp các em học sinh có thể đạt điểm cao trong các bài thi của mình. Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp các em học sinh ghi nhớ lý thuyết về tam giác từ đó vận dụng giải các bài toán về tam giác một cách dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt.

Chia sẻ bởi: Bờm
(102 lượt)
  • Lượt tải: 7.395
  • Lượt xem: 38.942
  • Dung lượng: 300,2 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo