Bài tập Phép nhân phân số lớp 6 Bài tập Toán 6

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Bài tập Toán 6: Phép nhân phân số đưa ra phương pháp và các ví dụ cụ thể, giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập và củng cố kiến thức về dạng toán về phân số. Tài liệu bao gồm công thức, các dạng toán, các bài tập ví dụ minh họa có lời giải và bài tập rèn luyện giúp các bạn bao quát nhiều dạng bài chuyên đề đa thức Toán lớp 6. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

A. Phép nhân phân số

Quy tắc: Muốn nhân hai phân số ta nhân các tử với nhau và các mẫu với nhau.

\frac{a}{b}.\frac{c}{d}=\frac{a.c}{b.d}

Chú ý: Muốn nhân một số nguyên với một phân số, ta nhân số nguyên với tử của phân số đó.

m.\frac{a}{b}=\frac{m.a}{b}

Ví dụ 1:

\frac{-2}{7}.\frac{7}{8}=\frac{-2.7}{7.8}=\frac{-2}{8}=\frac{-1}{4}

\left(-3\right).\frac{4}{9}=\frac{\left(-3\right).4}{9}=\frac{-4}{3}

B. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số

– Giao hoán:

\frac{a}{m}.\frac{b}{n}=\frac{b}{n}.\frac{a}{m}

– Kết hợp:

\frac{a}{m}.\frac{b}{n}.\frac{c}{p}=\left(\frac{a}{m}.\frac{b}{n}\right).\frac{c}{p}=\left(\frac{a}{m}.\frac{c}{p}\right).\frac{b}{n}

– Nhân với số 1:

\frac{a}{b}.1=1.\frac{a}{b}=\frac{a}{b}

– Phân phối:

\frac{a}{m}.\left(\frac{b}{n}+\frac{c}{p}\right)=\frac{a}{m}.\frac{b}{n}+\frac{a}{m}.\frac{c}{p}

Ví dụ 2:

a) \frac{-5}{27}.\frac{7}{13}.\frac{-27}{5}=\frac{-5}{27}.\frac{-27}{5}.\frac{7}{13}

=\left (    \frac{-5}{27}.\frac{-27}{5}\right ).\frac{7}{13}

=1.\frac{7}{13}=\frac{7}{13}

b) \frac{-5}{9}.\frac{13}{28}-\frac{13}{28}.\frac{4}{9}=\frac{13}{28}.\left(\frac{-5}{9}-\frac{4}{9}\right)

=\frac{13}{28}.\left(-1\right)=-\frac{13}{28}

C. Bài tập vận dụng

Bài 1: Thực hiện phép tính:

1) \frac{-1}{5}.\frac{3}{7}

2) \frac{15}{16}.\frac{8}{-25}

3) \frac{-21}{24}.\frac{8}{-14}

4) \frac{4}{15}.\frac{1}{3}.\frac{15}{20}

5) \frac{-1}{9}.\frac{15}{22}.\frac{-9}{25}

Bài 2: Thực hiện phép tính:

1) \frac{2}{3}+\frac{1}{5}.\frac{10}{7}

2) \left(\frac{31}{10}-\frac{5}{2}\right).\left(-3\right)-2

3) \frac{3}{4}+\frac{9}{5}.\frac{3}{2}-1

4) -\frac{3}{2}\left(\frac{7}{3}-\frac{5}{3}.4\right)

5) \frac{1}{6}+\frac{1}{7}.\frac{2}{7}+\frac{1}{7}.\frac{5}{7}

6) \frac{4}{9}.\frac{13}{3}-\frac{4}{3}.\frac{40}{9}

7) \frac{5}{7}.\frac{5}{11}+\frac{5}{7}.\frac{2}{11}-\frac{5}{7}.\frac{14}{11}

Bài 3: Thực hiện phép tính:

1) \frac{1}{3}.\frac{152}{11}+\frac{68}{4}.\frac{-1}{11}

2) \frac{-2}{7}\left(\frac{5}{13}-\frac{9}{15}\right)-\frac{2}{7}.\frac{8}{13}

3) \frac{-3}{5}.\frac{1}{9}+\frac{2}{15}.\left(-7\right)+\frac{12}{-7}.\frac{-7}{6}

4) \left(\frac{-9}{25}\right).\frac{53}{3}-\left(\frac{-3}{5}\right)^2.\frac{22}{3}

Bài 4: Tìm x, biết:

1) x-\frac{1}{5}=\frac{3}{4}.\frac{-5}{7}

2) x+\frac{1}{5}=\frac{3}{7}.\frac{-4}{9}

3) x+\frac{2}{3}=\frac{-1}{12}.\frac{-4}{5}

4) x:\frac{-1}{6}=\frac{13}{-18}+\frac{8}{15}

Bài 5: Tính diện tích và chu vi của một hình chữ nhật có chiều dài \frac{1}{4} m và chiều rộng \frac{1}{8} m.

Bài 6: Tính nhanh các tích sau:

1) \left(1-\frac{1}{2}\right)\left(1-\frac{1}{3}\right)\left(1-\frac{1}{4}\right)...\left(1-\frac{1}{99}\right)

2) \left(1+\frac{1}{2}\right)\left(1+\frac{1}{3}\right)\left(1+\frac{1}{4}\right)...\left(1+\frac{1}{2003}\right)

----------------------------------------------------

  • 1 lượt xem
Chia sẻ bởi: Cự Giải
Sắp xếp theo