Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2020 – 2021 Đề số 5 Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6

Nội dung Tải về
  • 4 Đánh giá

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 mới nhất - Đề số 5

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2020 - 2021 Đề 5 được đội ngũ giáo viên biên soạn sẽ giúp cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trọng tâm chuẩn bị cho các bài thi kiểm tra giữa học kì 2 lớp 6. Mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo chi tiết.

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 - Đề 5 bao gồm các bài tập tự luận với các câu hỏi với mức độ từ cơ bản tới nâng cao, có đáp án chi tiết cho từng dạng bài tập, các em học sinh tham khảo ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán chuẩn bị cho bài thi giữa học kì lớp 6.

Đề ôn thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 - Đề 5

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Nghiêm cấm các hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại

A. Đề ôn thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6

I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Chọn đáp án sai trong các đáp án dưới đây:

A. Hai góc có tổng bằng {180^0} là hai góc bù nhau.

B. Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau gọi là hai góc kề bù.

C. Hai góc kề nhau có cùng số đo {90^0}.

D. Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng

Câu 2: Tìm x, biết: 2x - \frac{2}{3} = 4\frac{1}{3}

A. x = \frac{{ - 1}}{3}B. x = \frac{5}{2}C. x =  - \frac{5}{2}D. x =  - 2

Câu 3: Số nghịch đảo của số là kết quả của phép tính \frac{3}{5}:\frac{4}{{ - 15}} là:

A.\frac{9}{4}B.- \frac{9}{4}C. \frac{4}{9}D. \frac{{ - 4}}{9}

Câu 4: Góc bù với góc có số đo bằng 1120 là góc có số đo bằng:

A. 680 B. 580C. 780  D. 980

II. Phần tự luận

Bài 1: Thực hiện các phép tính sau:

a. \frac{2}{9} + \frac{{12}}{9}b. \frac{5}{4} - \frac{8}{7}.\frac{7}{{12}}
c. \left( {\frac{4}{5} + \frac{1}{2}} \right):\left( {\frac{3}{5} - \frac{{16}}{5}} \right)

Bài 2: Tìm x, biết:

a. \frac{x}{3} = \frac{2}{3} + \frac{{ - 1}}{3}b. \frac{3}{2} - \frac{4}{7}x - \frac{9}{8} = \frac{{ - 1}}{8}

Bài 3: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy và Oz sao cho \widehat {xOy} = {40^0}\widehat {xOz} = {120^0}

a, Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?

b, Tính số đo góc \widehat {yOz}?

c, Tia Oy có phải là tia phân giác của góc \widehat {xOz} không? Vì sao?

Bài 4: Tìm số tự nhiên n để biểu thức A = \frac{{3 - 10n}}{{10 - 4n}} đạt giá trị lớn nhất.

B. Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 – Đề số 5

I. Trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
CBDA

II. Tự luận

Bài 1:

a, \frac{{14}}{9}              b, \frac{7}{{12}}          c, - \frac{1}{2}

Bài 2:

a, x = 1           b, x = \frac{7}{8}

Bài 3:

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2020 – 2021 Đề số 5a, Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, có \widehat {xOy} < \widehat {xOz};\left( {{{40}^0} < {{120}^0}} \right) nên tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz

b, Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, có tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz (câu a). Suy ra:

\begin{matrix}  \widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz} \hfill \\  {40^0} + \widehat {yOz} = {120^0} \hfill \\   \Rightarrow \widehat {yOz} = {120^0} - {40^0} = {80^0} \hfill \\ \end{matrix}

c, Có \widehat {xOy} \ne \widehat {yOz} nên tia Oy không là tia phân giác của \widehat {xOz}.

Bài 4:

A = \frac{{3 - 10n}}{{10 - 4n}} = \frac{5}{2} + \frac{{22}}{{4n - 10}}

Do n \in \mathbb{N} nên A = \frac{5}{2} + \frac{{22}}{{4n - 10}} đạt giá trị lớn nhất khi \frac{{22}}{{4n - 10}} đạt giá trị lớn nhất.

\frac{{22}}{{4n - 10}} đạt giá trị lớn nhất 4n – 10 là số nguyên dương nhỏ nhất.

Nếu 4n – 1 = 10 thì n = \frac{{11}}{4} \in \mathbb{N}\left( L \right)

Nếu 4n – 1 = 2 thì n = 3

Vậy GTLN của A = 13,5 khi n = 3

---------------------------------------------------

Chúc các bạn học tập tốt!

  • 1.467 lượt xem
Chia sẻ bởi: Nguyễn Thị Huê
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo