Linh Vo Hỏi đáp Toán 6 Toán lớp 6 Bài tập Toán lớp 6

Bài 3 (SGK trang 8): Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

Bài 3 (SGK trang 8): Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {x| x là số tự nhiên chẵn, x < 14}

b) B = {x| x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50}

c) C = {x| x là số tự nhiên lẻ, x < 15}

d) D = {x| x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}

Bài 4 (SGK trang 8): Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15}

b) B = {5; 10; 15; 20; 25; 30}

c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90}

d) D = {1; 5; 9; 13; 17}

3
3 Câu trả lời
  • Đen2017
    Đen2017

    Hướng dẫn giải

    - Khi liệt kê các phần tử của tập hợp chú ý chỉ liệt kê phần tử duy nhất 1 lần.

    Lời giải chi tiết

    a) A = {x| x là số tự nhiên chẵn, x < 14}

    A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}

    b) B = {x| x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50}

    B = {42; 44; 46; 48}

    c) C = {x| x là số tự nhiên lẻ, x < 15}

    C = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13}

    d) D = {x| x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}

    D = {11; 13; 15; 17; 19}

    Trả lời hay
    63 Trả lời 07/09/22
    • Đội Trưởng Mỹ
      Đội Trưởng Mỹ

      bạn xem đáp án tại đây nhé

      https://giaitoan.com/bai-3-trang-8-toan-6-tap-1-sgk-canh-dieu-233424

      Trả lời hay
      1 Trả lời 08/09/22
      • Đường tăng
        Đường tăng

        Hướng dẫn giải

        - Dấu hiệu chia hết cho 3: Tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3

        - Dấu hiệu chia hết cho 5: Chữ số tận cùng của số đó là 0 hoặc 5.

        Có hai cách cho một tập hợp:

        Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.

        Chú ý: Mỗi phần tử được liệt kê duy nhất một lần.

        Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

        Lời giải chi tiết

        a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15}

        Các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 18.

        Ta có thể viết A = {x|x là số tự nhiên, x chia hết cho 3 và x < 18}

        b) B = {5; 10; 15; 20; 25; 30}

        Các phần tử của tập hợp B là các số tự nhiên chia hết cho 5 lớn hơn 0 và nhỏ hơn 35.

        Ta có thể viết B = {x|x là số tự nhiên, 0 < x < 35}

        c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90}

        Các phần tử trong tập hợp C là các số tự nhiên tròn chục lớn hơn 0 và nhỏ hơn 100.

        Ta có thể viết C = {x| x là số tự nhiên tròn chục, 0 < x < 100}

        d) D = {1; 5; 9; 13; 17}

        Các phần tử trong tập hợp D là các số tự nhiên lớn hơn 0 nhỏ hơn 20 và các số cách nhau 4 đơn vị.

        Ta có thể viết C = {x| x là số tự nhiên cách nhau 4 đơn vị, 0 < x < 20}

        0 Trả lời 07/09/22