Bài 1.10 Trang 20 Toán 9 Tập 1 Kết nối tri thức Luyện tập chung - Trang 19
Bài 1.10 Trang 20 Toán 9 KNTT Tập 1
Bài 1.10 Trang 20 Toán 9 KNTT là lời giải bài Luyện tập chung - Trang 19 SGK Toán 9 Kết nối tri thức hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 9. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Giải Bài 1.10 Trang 20 Toán 9 KNTT
Bài 1.10 (sgk trang 20): Cho hai phương trình: - 2x + 5y = 7; (1) 4x - 3y = 7. (2) Trong các cặp số (2; 0), (1; - 1), (- 1; 1), (- 1; 6), (4; 3) và (- 2; - 5), cặp số nào là: a) Nghiệm của phương trình (1)? b) Nghiệm của phương trình (2)? c) Nghiệm của hệ gồm phương trình (1) và phương trình (2)? |
Lời giải chi tiết:
a) Với phương trình (1): - 2x + 5y = 7
- Thay x = 2; y = 0 vào phương trình (1), ta có:
- 2x + 5y = (- 2) . 2 + 5 . 0 = - 4 ≠ 7 nên (2; 0) không là nghiệm của phương trình (1).
- Thay x = 1; y = - 1 vào phương trình (1), ta có:
- 2x + 5y = (- 2) . 1 + 5 . (- 1) = - 7 ≠ 7 nên (1; - 1) không là nghiệm của phương trình (1).
- Thay x = - 1; y = 1 vào phương trình (1), ta có:
- 2x + 5y = (- 2) . (- 1) + 5 . 1 = 7 nên (- 1; 1) là nghiệm của phương trình (1).
- Thay x = - 1; y = 6 vào phương trình (1), ta có:
- 2x + 5y = (- 2) . (- 1) + 5 . 6 = 32 ≠ 7 nên (- 1; 6) không là nghiệm của phương trình (1).
- Thay x = 4; y = 3 vào phương trình (1), ta có:
- 2x + 5y = (- 2) . 4 + 5 . 3 = 7 nên (4; 3) là nghiệm của phương trình (1).
- Thay x = - 2; y = - 5 vào phương trình (1), ta có:
- 2x + 5y = (-2) . (-2) + 5 . (-5) = -21 ≠ 7 nên (-2; - 5) không là nghiệm của phương trình (1)
Vậy cặp số là nghiệm của phương trình (1) là (- 1; 1) và (4; 3).
b) Với phương trình (2): 4x - 3y = 7
- Thay x = 2; y = 0 vào phương trình (2), ta có:
4x − 3y = 4 . 2 − 3 . 0 = 8 ≠ 7 nên (2; 0) không là nghiệm của phương trình (2).
- Thay x = 1; y = - 1 vào phương trình (2), ta có:
4x - 3y = 4 . 1 - 3 . (- 1) = 7 nên (1; - 1) là nghiệm của phương trình (2).
- Thay x = - 1; y = 1 vào phương trình (2), ta có:
4x - 3y = 4 . (- 1) - 3 . 1 = - 7 ≠ 7 nên (- 1; 1) không là nghiệm của phương trình (2).
- Thay x = - 1; y = 6 vào phương trình (2), ta có:
4x - 3y = 4 . (- 1) - 3 . 6 = - 22 ≠ 7 nên (- 1; 6) không là nghiệm của phương trình (2).
- Thay x = 4; y = 3 vào phương trình (2), ta có:
4x - 3y = 4 . 4 - 3 . 3 = 7 nên (4; 3) là nghiệm của phương trình (2).
- Thay x = - 2; y = - 5 vào phương trình (2), ta có:
4x - 3y = 4 . (- 2) - 3 . (- 5) = 7 nên (- 2; - 5) là nghiệm của phương trình (2).
Vậy cặp số là nghiệm của phương trình (2) là (1; - 1), (4; 3) và (- 2; - 5).
c) Ta thấy cặp số (4; 3) là nghiệm chung của phương trình (1) và phương trình (2).
Do đó, nghiệm của hệ gồm phương trình (1) và phương trình (2) là cặp số (4; 3).
---> Câu hỏi cùng bài:
- Bài 1.11 (sgk trang 20): Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp thế:
- Bài 1.12 (sgk trang 20): Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng đại số:
- Bài 1.13 (sgk trang 20): Tìm các hệ số x, y trong phản ứng hóa học đã được cân bằng sau
- Bài 1.14 (sgk trang 20): Tìm a và b sao cho hệ phương trình..
---> Bài tiếp theo: Toán 9 Kết nối tri thức Bài 3: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
--------------------------------------------
- Lượt xem: 674