Toán lớp 7 Bài 4 Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân Lý thuyết, bài tập Toán 7

Nội dung
  • 2 Đánh giá

Toán 7 Bài 4 Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

Lý thuyết Bài 4 Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân SGK Toán 7 tập 1 dưới sự trình bày chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 7 giúp cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố lý thuyết môn Toán 7 vững vàng. Mời các bạn tham khảo!

Bài 4 Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

1. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

- Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ a, kí hiệu là |a|, là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số.

\left| a \right| = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {a{\text{       khi  }}a \geqslant 0{\text{  }}} \\ 
  { - a{\text{    khi  }}a < 0} 
\end{array}} \right.

Ví dụ:

x = \frac{1}{5} \Rightarrow \left| x \right| = \left| {\frac{1}{5}} \right| = \frac{1}{5} (Vì \frac{1}{5} > 0)

x =  - 1\frac{3}{4} \Rightarrow \left| x \right| = \left| { - 1\frac{3}{4}} \right| =  - \left( { - 1\frac{3}{4}} \right) = 1\frac{3}{4} (Vì - 1\frac{3}{4} < 0)

- Tính chất:

* \left| x \right| \ge 0\, với mọi số hữu tỉ x. Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi x = 0

* \left| x \right| \ge x\left| x \right| \ge  - x với mọi số hữu tỉ x

* \left| x \right| = \left| { - x} \right| với mọi số hữu tỉ x

2. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

- Quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân theo các quy tắc về giá trị tuyệt đối và về dấu tương tự như đối với số nguyên.

+ Muốn cộng hai số thập phân cùng dấu: ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng và đặt dấu (cùng dấu với hai số thập phân đó) trước kết quả.

+ Muốn cộng hai số thập phân khác dấu: ta tìm hiệu các giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

+ Muốn nhân hai số thập phân khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng và đặt dấu “-“trước kết quả

+ Muốn chia hai số thập phân cùng dấu, ta chia hai giá trị tuyệt đối của chúng.

+ Muốn chia hai số thập phân khác dấu, ta chia hai giá trị tuyệt đối của chúng và đặt dấu “-“trước kết quả.

Ví dụ: \frac{4}{3}:\left( { - 1\frac{1}{2}} \right) = \frac{4}{3}:\left( { - \frac{3}{2}} \right) = \frac{4}{3}.\frac{{ - 2}}{3} = \frac{{4.\left( { - 2} \right)}}{{3.3}} = \frac{{ - 8}}{9}

-----------------------------------

-----> Bài tiếp theo: Toán lớp 7 Bài 5 Lũy thừa của một số hữu tỉ

Bài liên quan:

------------------------------------------------

Trên đây là Lý thuyết Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân dành cho các em học sinh tham khảo, nắm chắc được lí thuyết Toán Chương 1: Số hữu tỉ. Số thực. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập nắm chắc kiến thức cơ bản môn Toán lớp 7 và hỗ trợ các em học sinh trong các kì thi trong năm học lớp 7.

Chia sẻ bởi: Nguyễn Thị Huê
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 196
Sắp xếp theo