Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 1/5m. Mỗi xăng-ti-mét khối kim loại nặng 6,2g Thể tích hình lập phương
Thể tích hình lập phương
Bài toán về thể tích của hình lập phương là tài liệu do đội ngũ giáo viên của GiaiToan biên soạn với lời giải chi tiết cho dạng bài liên quan đến các công thức tính thể tích của hình lập phương giúp các bạn học sinh nắm vững các kiến thức về hình lập phương và áp dụng tính toán trong các bài tập. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo bài viết.
Đề bài: Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 1/5 m. Mỗi xăng-ti-mét khối kim loại nặng 6,2 g. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? |
Hướng dẫn:
Để giải được bài toán, ta thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Tính thể tích của hình lập phương theo đơn vị mét
Thể tích của hình lập phương:
Muốn tính thể tích hình lập phương, ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Công thức:
V = a x a x a
Trong đó:
V là thể tích hình lập phương
a là độ dài cạnh của hình lập phương
+ Bước 2: Đổi đơn vị mét khối về xăng-ti-mét khối
1 m3 = 1000 cm3
+ Bước 3: Tính cân nặng của khối kim loại đó theo đơn vị gam
+ Bước 4: Đổi đơn vị gam về ki-lô-gam
1 kg = 1 000 g → 1 g = 0,001 kg
Lời giải chi tiết:
Bài giải
Đổi 1/5 m = 0,2 m
Thể tích của khối kim loại hình lập phương là:
0,2 x 0,2 x 0,2 = 0,008 (m3)
Đổi 0,008 m3 = 8 cm3
Khối kim loại đó cân nặng số gam là:
6,2 x 8 = 49,6 (g)
Đổi 49,6 g = 0,0496 kg
Đáp số: 0,0496 kg
Một số dạng bài tập
Dạng 1: Tính thể tích hình lập phương khi biết độ dài cạnh
Phương pháp: Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Dạng 2: Tính thể tích hình lập phương khi diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần.
Phương pháp: Tính diện tích một mặt sau đó tìm lập luận để tìm độ dài cạnh.
Dạng 3: Tính độ dài cạnh khi biết thể tích
Phương pháp: nếu tìm một số a mà a x a x a = V thì độ dài cạnh hình lập phương là a.
Dạng 4: So sánh thể tích của một hình lập phương với thể tích một một hình hộp chữ nhật hoặc với một hình lập phương khác
Phương pháp: Áp dụng công thức để tính thể tích từng hình rồi so sánh.
Dạng 5: Toán có lời văn
Phương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng toán và yêu cầu của đề bài rồi giải bài toán đó.
Câu hỏi liên quan:
- Diện tích toàn phần của hình lập phương là 4,86 dm2. Diện tích một mặt của hình đó là?
- Một hình lập phương có cạnh 4 cm, nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần
- Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 486 dm2
- Hình lập phương thứ nhất có cạnh 8 cm, hình lập phương thứ hai có cạnh 4 cm
- Hình lập phương A có cạnh 4 cm. Hình lập phương B có cạnh gấp 2 lần cạnh hình lập phương A
- Lượt xem: 778