Góc kề bù Bài tập Toán lớp 6

Nội dung Tải về
  • 53 Đánh giá

Để trả lời cho các câu hỏi Thế nào là hai góc bù nhau, hai góc phụ nhau, hai góc kề bù? Tổng 2 góc kề bù bằng bao nhiêu độ?, ... GiaiToan.com giới thiệu đến thầy cô và học sinh tài liệu Bài tập Toán lớp 6: Góc kề bù. Tài liệu được xây dựng dựa theo trọng tâm chương trình Toán lớp 6 giúp các bạn học sinh củng cố, ôn tập kiến thức và định hướng tư duy làm bài tập cho các em học sinh. Mời thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo tài liệu.

1. Hai góc kề nhau

Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ chứa cạnh chung.

Ví dụ minh họa:

Góc kề bù

2. Hai góc phụ nhau

Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90°

Ví dụ minh họa

Góc kề bù

Ta có:

\begin{matrix}
  \widehat {yOt} = {30^0},\widehat {tOx} = {60^0} \hfill \\
   \Rightarrow \widehat {yOt} + \widehat {tOx} = {30^0} + {60^0} = {90^0} \hfill \\ 
\end{matrix}

Vậy hai góc \widehat {yOt},\widehat {tOx} là hai góc phụ nhau

3. Hai góc bù nhau

Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180°

Ví dụ minh họa:

Góc kề bù

Ta có:

\begin{matrix}
  \widehat {yOt} = {30^0},\widehat {xNp} = {150^0} \hfill \\
   \Rightarrow \widehat {yOt} + \widehat {xNp} = {30^0} + {150^0} = {180^0} \hfill \\ 
\end{matrix}

Vậy \widehat {yOt};\widehat {xNp} là hai góc bù nhau.

4. Hai góc kề bù

Hai góc được gọi là hai góc kề bù nếu như chúng vừa kề và vừa bù với nhau. Nghĩa là chúng có cạnh chung, hai cạnh tương ứng nằm ở hai phía mặt phẳng bờ là cạnh chung và tổng số đo của chúng là 1800

Ví dụ minh họa

Góc kề bù

Ta có:

\begin{matrix}
  \widehat {yOt} = {30^0},\widehat {tOx} = {150^0} \hfill \\
   \Rightarrow \widehat {yOt} + \widehat {tOx} = {30^0} + {150^0} = {180^0} \hfill \\ 
\end{matrix}

\Rightarrow \widehat {yOt};\widehat {tOx} là hai góc bù nhau. (1)

\widehat {yOt};\widehat {tOx} là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ chứa cạnh chung.

\Rightarrow \widehat {yOt};\widehat {tOx} là hai góc kề nhau (2)

Từ (1) và (2) \Rightarrow \widehat {yOt};\widehat {tOx} là hai góc kề bù.

5. Bài tập về hai góc kề nhau

Bài 1: Cho hai góc kề bù \widehat {xOy};\widehat {yOz}, biết \widehat {xOy} = {75^0}

a. Tính số đo góc \widehat {yOz}

b. Gọi Ot là tia phân giác của góc \widehat {xOy}. Tính số đo góc \widehat {yOt}

c. Gọi Op là tia phân giác của góc \widehat {yOz}. Tính số đo góc \widehat {xOp}

d. Góc \widehat {tOp} là góc gì? Vì sao?

Bài 2: Vẽ hai góc kề bù \widehat {xOy};\widehat {yOz}, biết \widehat {xOy} = {60^0}

a. Tính số đo góc \widehat {yOz}

b. Gọi Ot là tia phân giác của góc \widehat {xOy}. Tính số đo góc \widehat {zOt}

Bài 3: Cho hai tia Oz, Oy cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox. Biết \widehat {xOy} = {50^0},\widehat {xOz} = {130^0}

a. Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?

b. Tính số đo góc \widehat {yOz}

Bài 4: Cho hai góc xOy và yOm là hai góc kề bù, biết góc xOy = 600
a. Tính số đo của góc yOm

b. Vẽ tia Oz là tia đối của tia Oy. Tính số đo của góc xOz

c. So sánh số đo góc yOm và góc xOz.

Bài 5: Cho bốn tia chung gốc O là Ox; Oy, Oz và Ot

a) Hỏi có bao nhiêu góc trong hình là những góc nào?

b) Nếu có hai tia (trong số bốn tia) là hai tia đối nhau thì có bao nhiêu góc trong hình vẽ? Là những góc nào?

Bài 6: Vẽ ba tia Ox, Oy, Oz chung gốc Ô, trong đó không có hai tia nào đối nhau. Hãy kể tên tất cả các loại hóc tạo bởi hai trong ba tia đó.

Bài 7: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Điểm M nằm trong các góc BAC; ABC; ACB. Đường thẳng AM cắt BC tại D; đường thẳng BM cắt AC tại E; đường thẳng CM cắt AB tại F.

a) Điểm D thuộc miền trong của những góc nào trong hình vẽ.

b) Tìm trong hình vẽ những cặp góc kề bù nhau có đỉnh là M.

Bài 8: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA kẻ hai tia OB và OC sao cho BOA = 1350, COA = 550. Tính số đo góc BOC

Bài 9: Cho aOb = 1000. Vẽ tia Oc sao cho bOc = 300

a) Có mấy cách vẽ hình

b) Tính số đo góc aOc trong từng cách vẽ.

Bài 10: Trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ có chứa tia Oy vẽ tia Ox thuộc nửa mặt phẳng này thì tia Oz thuộc nửa mặt phẳng kia, sao cho xOz = 1200 và yOz = 1050. Tính số đo của xOz.

Bài 11: Trên đường thẳng a lấy các điểm M, N, P, Q sao cho điểm O nằm giữa hai điểm M và Q; điểm N nằm giữa hai điểm M và P. Từ điểm O ở ngoài đường thẳng a kẻ các tia OM, ON, OP và OQ. Biết MON = 200; NOP = 300; MOQ = 800. Tính số đo của MOP và POQ.

Bài 12: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng AB, AC, BC. Gọi M là điểm nằm trong góc ABC và góc ACB.

a) Chứng tỏ rằng cũng nằm trong góc BAC.

b) Gọi I là giao điểm của hai đường thẳng AM, BC. Hỏi điểm I nằm trong góc nào trong số các góc sau: \widehat {BAC};\widehat {BMC}

Bài 13: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau:

a) Vẽ góc có đỉnh A, hai cạnh AB, AC. Điểm M nằm trong góc đó.

b) Vẽ góc xOy không phải góc bẹt.

c) Vẽ ba góc xOy, yOz, zOt sao cho tia Oz nằm trong góc xOy, tia Oy nằm trong góc zOt và góc xOt là góc bẹt.

-------------------------------------------------------------

Hy vọng tài liệu Hai góc kề bù mà GiaiToan đã giới thiệu trên đây sẽ giúp các em học thật tốt phần Hình học Toán lớp 6. Ngoài ra mời thầy cô và các em học sinh tham khảo thêm một số tài liệu: Giải Toán lớp 6, Luyện tập Toán lớp 6, Đề thi học kì 1 lớp 6, .... Chúc các em học tập tốt!

-------------------------------------------

Câu hỏi Toán lớp 6 liên quan:

Chia sẻ bởi: Đường tăng
(53 lượt)
  • Lượt tải: 181
  • Lượt xem: 80.366
  • Dung lượng: 221,4 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Tìm thêm: Toán lớp 6
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan