Bảo Bình Hỏi đáp Toán 7 Toán 7 Bài tập Toán 7

Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ tia phân giác BD (D ∈ AC) từ D vẽ DE vuông góc BC (D ∈ BC)


a. Chứng minh ∆ABD = ∆EBD.
b. Chứng minh DA = DE.
c. Đường thẳng DE và AB cắt nhau ở F. Chứng minh DF > DE.

3
3 Câu trả lời
  • Đội Trưởng Mỹ
    Đội Trưởng Mỹ

    Hình vẽ minh họa

    Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ tia phân giác BD (D ∈ AC) từ D vẽ DE vuông góc BC (D ∈ BC)

    Giả thiết: ABC vuông tại A, BD là phân giác góc B, DE vuông góc với BC, DE cắt AB tại F

    Kết luận:

    a) ∆ABD = ∆EBD

    b) DA = DE

    c) DF > DE

    Trả lời hay
    3 Trả lời 18/05/22
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      Hướng dẫn giải

      Xét tam giác ABD vuông tại A và tam giác EBD vuông tại E ta có:

      BD là cạnh chung

      Góc ABD = Góc EBD (Vì BD là tia phân giác góc B)

      Do đó: ∆ABD = ∆EBD (cạnh huyền – góc nhọn)

      b) Vì ∆ABD = ∆EBD (chứng minh câu a)

      => DA – DE (hai cạnh tương ứng)

      c) Xét tam giác ADF có:

      DF > DA (cạnh huyền > cạnh góc vuông)

      Mà DA = DE (chứng minh trên)

      => DF > DE.

      0 Trả lời 18/05/22
      • Cự Giải
        Cự Giải

        Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

        Trường hợp 1: Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (c – g – c).

        Trường hợp 2: Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (g – c – g).

        Trường hợp 3: Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (cạnh huyền – góc nhọn).

        Trường hợp 4: Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

        0 Trả lời 18/05/22

        Hỏi đáp Toán 7

        Xem thêm