Chia đơn thức cho đơn thức Bài tập Toán 8

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Chuyên đề Toán 8: Chia đơn thức cho đơn thức đưa ra phương pháp và các ví dụ cụ thể, giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn tập và củng cố kiến thức về dạng toán về đơn thức, đa thức. Tài liệu bao gồm công thức, các dạng toán, các bài tập ví dụ minh họa có lời giải và bài tập rèn luyện giúp các bạn bao quát nhiều dạng bài chuyên đề đa thức Toán lớp 8. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

A. Chia đơn thức cho đơn thức 

Quy tắc chia đơn thức với đơn thức

- Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta làm như sau:

Bước 1: Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.

Bước 2: Chia lũy thừa có từng biến trong A cho lũy thừa có cùng biến đó trong B.

Bước 3: Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.

B. Bài tập Chia đơn thức cho đơn thức

Ví dụ 1: Thực hiện phép tính:

a) 10x3y : 2xy

b) 6x2y2z2 : 3xy

Hướng dẫn giải

a) 10x3y : 2xy = 5x2

b) 6x2y2z2 : 3xy = 2xyz2

Ví dụ 2: Tính giá trị biểu thức:

a) A = 15x5y3 : 10xy2 tại x = -3; y = 2/3

b) B = -(x3y5z2) : (-x2y3z)3 tại x = 1; y = -1 và z = 100

Hướng dẫn giải

a) A = 15x5y3 : 10xy2

A = 3/2 x4y

Tại x = -3; y = 2/3 thay vào biểu thức thu gọn ta được:

A = 3/2 . (-3)4 . 2/3 = 81

Vậy A = 81

b) B = -(x3y5z2) : (-x2y3z)3

B = -x3y5z2 : (-x6y9z3)

B = 1/(x3y4z)

Thay x = 1; y = -1 và z = 100 vào biểu thức thu gọn ta được:

B = 1/(1.1.100) = 1/100

Vậy B = 1/100

Ví dụ 3: Không thực hiện phép tính chia, hãy nhận xét đơn thức A có chia hết cho đơn thức B hay không?

a) A = 15x3y2 và B = 5x2y3

b) A = x5y6 và B = x4y2z3

Hướng dẫn giải

a) A không chia hết cho B vì số mũ của y trong B lớn hơn số mũ của y trong A.

b) A không chia hết cho B vì trong B có biến z mà trong A không có.

Ví dụ 4: a) Cho A = 18x10yn, B = -6x7y3. Tìm điều kiện của n để biểu thức A chia hết cho biểu thức B.

b) Cho A = -12x8y2nzn-1 và B = 2x4yn Tìm điều kiện của n để biểu thức A chia hết cho biểu thức B.

Hướng dẫn giải

a) Để biểu thức A chia hết cho biểu thức B

=> n thuộc tập số tự nhiên và n ≥ 3.

b) Để biểu thức A chia hết cho biểu thức B

=> n thuộc tập số tự nhiên và n – 1 ≥ 1

=> n thuộc tập số tự nhiên và n ≥ 2.

Ví dụ 5: Cho các biểu thức sau:

A = x6y2n-6; B = 2.x3n.y18-2n và C = x2y4

Tìm các giá trị nguyên của n để hai biểu thức A và biểu thức B đồng thời chia hết cho biểu thức C.

Hướng dẫn giải

Ta có:

\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {A \vdots C} \\ 
  {B \vdots C} 
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {n \in \mathbb{N}} \\ 
  {2n - 6 \geqslant 4} \\ 
  {3n \geqslant 2} \\ 
  {18 - 2n \geqslant 4} 
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {n \in \mathbb{N}} \\ 
  {n \geqslant 5} \\ 
  {n \geqslant 1} \\ 
  {n \leqslant 11} 
\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {n \in \mathbb{N}} \\ 
  {5 \leqslant n \leqslant 11} 
\end{array}} \right.

----------------------------------------------------

Hi vọng Chuyên đề Chia đơn thức cho đơn thức là tài liệu hữu ích cho các bạn ôn tập kiểm tra năng lực, bổ trợ cho quá trình học tập trong chương trình lớp 8 cũng như ôn luyện cho các kì thi sắp tới. Mời thầy cô và bạn đọc tham khảo thêm một số tài liệu liên quan: Hỏi đáp Toán 8, Lý thuyết Toán 8, Giải Toán 8, Luyện tập Toán 8, ... Chúc các bạn học tốt!

Chia sẻ bởi: Cự Giải
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 239
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan