Bài tập Toán 7 Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn Số thập phân

Nội dung Tải về
  • 1 Đánh giá

Chuyên đề Toán 7: Số thập phân

GiaiToan.com biên soạn và đăng tải tài liệu Bài tập Số thập phân hữu hạn, Số thập phân vô hạn tuần hoàn lớp 7 bao gồm các kiến thức: định nghĩa, cách tính số thập phân và bài tập rèn luyện có hướng dẫn chi tiết mời các em học sinh cùng tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt!

A. Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn

1. Số thập phân hữu hạn

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.

2. Số thập phân vô hạn tuần hoàn

- Nếu một số thập phân tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết dược dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Chú ý:

- Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn tuần hoàn hoặc vô hạn tuần hoàn.

- Mỗi số thập phân hữu hạn tuần hoàn biểu diễn một số hữu tỉ.

B. Bài tập Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Viết dưới dạng số thập phân \frac{12}{99}

A. 0,\left( 12 \right)B. 0,\left( 123 \right)C. 0,0\left( 12 \right)D. 0,1\left( 12 \right)

Câu 2: Có bao nhiêu phân số trong các phân số dưới đây viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn: \frac{3}{25},\frac{4}{9},\frac{1}{20},-\frac{3}{24},\frac{5}{33}

A. 2B. 4C. 5D. 3

Câu 3: Số thập phân 0,\left( 14 \right) được viết dưới dạng phân số tối giản thì tổng tử số và mẫu số của phân số đó là bao nhiêu?

A. 124B. 113C. 144D. 135

Câu 4: Viết phân số \frac{1}{80} dưới dạng số thập phân hữu hạn

A. 0,125B. 0,1025C. 0,0125D. 0,00125

Câu 5: Trong các phân số dưới đây, phân số nào viết dược dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn

A. \frac{2}{11}B. \frac{1}{4}C. \frac{23}{50}D. \frac{29}{125}

II. Bài tập tự luận

Câu 1: Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số:

0,\left( 5 \right);0,\left( 12 \right);0,\left( 7 \right)

Câu 2: Chứng minh rằng:

a. 0,\left( 12 \right)+0,\left( 87 \right)=1

b. 3.0,\left( 66 \right)=2

Câu 3: Tính giá trị biểu thức: \left[ 3,\left( 12 \right)-2,\left( 5 \right) \right]:0,\left( 14 \right)

C. Đáp án bài tập về Lũy thừa của một số hữu tỉ

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. A2.D3.B4.C5.A

Đáp án bài tập tự luận

Câu 1:

a. 0,\left( 5 \right)=\frac{55}{99}=\frac{5}{9}

b. 0,\left( 12 \right)=\frac{12}{99}=\frac{4}{33}

c. 0,\left( 7 \right)=\frac{77}{99}=\frac{7}{9}

Câu 2:

a. 0,\left( 12 \right)+0,\left( 87 \right)=1

Ta có:

\begin{align}

& 0,\left( 12 \right)=\frac{12}{99}=\frac{4}{33} \\

& 0,\left( 87 \right)=\frac{87}{99}=\frac{29}{33} \\

& \Rightarrow 0,\left( 12 \right)+0,\left( 87 \right)=\frac{4}{33}+\frac{29}{33}=1 \\

\end{align}

b. 3.0,\left( 66 \right)=3.\frac{66}{99}=3.\frac{6}{9}=3.\frac{2}{3}=2

Câu 3:

\left[ 3,\left( 12 \right)-2,\left( 5 \right) \right]:0,\left( 14 \right)

Ta có:

3,\left( 12 \right)=3+0,\left( 12 \right)=3+\frac{12}{99}=3+\frac{4}{33}=\frac{103}{33}

2,\left( 5 \right)=2+0,\left( 5 \right)=2+\frac{55}{99}=2+\frac{5}{9}=\frac{23}{9}

0,\left( 14 \right)=\frac{14}{99}

\Rightarrow \left[ 3,\left( 12 \right)-2,\left( 5 \right) \right]:0,\left( 14 \right)=\left[ \frac{103}{33}-\frac{23}{9} \right]:\frac{14}{99}=\frac{56}{99}.\frac{99}{14}=4

---------------------------------------------

Hy vọng tài liệu Toán lớp 7 Số thập phân hữu hạn, Số thập phân vô hạn tuần hoàn sẽ giúp các em học sinh củng cố, ghi nhớ lý thuyết, bài tập Chương 1: Số hữu tỉ. Số thực từ đó vận dụng giải các bài toán Đại số 7 một cách dễ dàng, chuẩn bị hành trang kiến thức vững chắc trong năm học lớp 7. Chúc các em học tốt.

Chia sẻ bởi: Người Dơi
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 46
  • Lượt xem: 1.465
  • Dung lượng: 292 KB
Sắp xếp theo