Bội của 3 Bài tập Toán 6

Nội dung
  • 2 Đánh giá

Bài tập ước và bội Toán lớp 6 được GiaiToan hướng dẫn giúp các học sinh luyện tập về dạng bài tính nhanh. Hi vọng tài liệu này giúp các em học sinh tự củng cố kiến thức, luyện tập và nâng cao cách giải bài tập Toán lớp 6. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.

Cách tìm bội

A. Bội của 3 là bao nhiêu?

Nếu xét trong tập hợp số tự nhiên ta có:

B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; …}

Xét trong tập hợp số nguyên ta có:

B(3) = {0; ±3; ±6; ±9; ±12; ± 25; ….}

B. Bội của một số nguyên

Với a, b ∈ Z, b ≠ 0

Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta có phép chia hết a : b = q (trong đó ta cũng gọi a là số bị chia, b là số chia và q là thương). Khi đó ta nói a chia hết cho b

Khi a chia hết cho b ta gọi a là bội của b hay b là ước của a.

Nhận xét:

+ Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0. Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào.

+ Các số -1 và 1 là ước của mọi số nguyên.

C. Tính chất bội của một số nguyên

Có tất cả các tính chất như trong tập số tự nhiên

+ Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a cũng chia hết cho c

+ Nếu a chia hết cho b thì bội của a cũng chia hết cho n

+ Nếu a, b chia hết cho c thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho c

Nhận xét:

+ Nếu a chia hết cho b, b chia hết cho a thì a = ±b

+ Nếu a chia hết cho hai số m, n nguyên tố cùng nhau thì a chia hết cho m.n

+ Nếu an chia hết cho số nguyên tố p thì a chia hết cho p.

-------------------------------------------------

Ngoài dạng bài tập Chuyên đề Toán lớp 6: Ước và bội, các em học sinh có thể tham khảo thêm các nội dung Hỏi đáp Toán lớp 6 được GiaiToan đăng tải. Với phiếu bài tập này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các em học tập tốt!

Chia sẻ bởi: Bi
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 444
Sắp xếp theo