Một phòng học có chiều dài 8 m, chiều rộng 5 m, chiều cao 3,75 m. Trong phòng chứa 33 học sinh và 1 giáo viên Diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Thể tích hình hộp chữ nhật

Bài toán về thể tích của hình hộp chữ nhật là tài liệu do đội ngũ giáo viên của GiaiToan biên soạn với lời giải chi tiết cho dạng bài liên quan đến các công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật giúp các bạn học sinh nắm vững các kiến thức về hình hộp chữ nhật và áp dụng tính toán trong các bài tập. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo bài viết.

Đề bài: Một phòng học có chiều dài 8 m, chiều rộng 5 m, chiều cao 3,75 m. Trong phòng chứa 33 học sinh và 1 giáo viên. Mỗi người cần 5 m3 không khí để thở. Hỏi phải xây phòng học cao thêm khoảng bao nhiêu mét nữa để có đủ không khí thở ?

Hướng dẫn:

Để giải được bài toán, ta thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Tính thể tích của phòng học

Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

Công thức: V = a x b x h

Trong đó V là thể tích của hình hộp chữ nhật.

a, b là chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật.

h là chiều cao của hình hộp chữ nhật.

+ Bước 2: Tính thể tích không khí cần dùng.

+ Bước 3: Tính thể tích không khí cần mở rộng thêm

+ Bước 4: Tính diện tích nền phòng học.

+ Bước 5: Tính chiều cao cần xây thêm.

Lời giải chi tiết:

Thể tích của phòng học là:

8 x 5 x 3,75 = 150 (m3)

Thể tích không khí cần dùng là:

(33 + 1) x 5 = 170 (m3)

Thể tích cần mở rộng thêm là:

170 – 150 = 20 (m3)

Diện tích nền phòng học là:

8 x 5 = 40 (m2)

Vậy phải xây phòng học cao thêm số mét nữa là:

20 : 40 = 0,5 (m)

Đáp số : 0,5 m.

Chia sẻ bởi: Cự Giải
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 02
Sắp xếp theo