Luyện tập 2 trang 8 Toán 9 Tập 1 Kết nối tri thức Bài 1: Khái niệm phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Luyện tập 2 Trang 8 Toán 9 KNTT

Toán 9 Luyện tập 2 trang 8 là lời giải bài Bài 1: Khái niệm phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn SGK Toán 9 Kết nối tri thức hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 9. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải Luyện tập 2 Toán 9 Trang 8

Luyện tập 2 trang 8 Toán 9 Tập 1: Viết nghiệm và biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn sau: 

a) 2x – 3y = 5

b) 0x + y = 3

c) x + 0y = − 2.

Hướng dẫn:

  • Trong mặt phẳng tọa độ, tập hợp các điểm có tọa độ (x; y) thỏa mãn phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by = c là một đường thẳng. Đường thẳng đó gọi là đường thẳng ax + by = c.

Lời giải chi tiết:

a) 2x – 3y = 5 (1)

Ta viết (1) dưới dạng y=\frac{2}{3}x-\frac{5}{3}. Mỗi cặp số \left(x;\ \frac{2}{3}x-\frac{5}{3}\right) với x ∈ R tùy ý, là một nghiệm của (1).

Khi đó ta nói phương trình (1) có nghiệm (tổng quát) là:

\left(x;\ \frac{2}{3}x-\frac{5}{3}\right) với x ∈ R tùy ý.

Mỗi nghiệm này là tọa độ của một điểm thuộc đường thẳng y=\frac{2}{3}x-\frac{5}{3}. Ta cũng gọi đường thẳng này là đường thẳng d: 2x − 3y = 5.

Ta xác định hai điểm tùy ý của d là A(\frac{5}{2}; 0) và B(0; -\frac{5}{3}).

Ta biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn 2x − 3y = 5 như sau:

b) 0x + y = 3 (2)

Ta viết gọn (2) thành y = 3. Phương trình (2) có nghiệm là (x; 3) với x ∈ R tùy ý.

Mỗi nghiệm này là tọa độ của một điểm thuộc đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm C(0; 3). Ta gọi đó là đường thẳng y = 3.

Ta biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn 0x + y = 3 như sau:

c) x + 0y = − 2 (3)

Ta viết gọn (3) thành x = − 2. Phương trình (3) có nghiệm là (− 2; y) với y ∈ R tùy ý.

Mỗi nghiệm này là tọa độ của một điểm thuộc đường thẳng song song với trục tung và cắt trục hoành tại điểm D(− 2; 0). Ta gọi đó là đường thẳng x = − 2.

Ta biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn x + 0y = − 2 như sau:

---> Câu hỏi cùng bài:

---> Bài liên quan: Toán 9 Kết nối tri thức Bài 1: Khái niệm phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

---> Bài tiếp theo: Toán 9 Kết nối tri thức Bài 2: Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

--------------------------------------------

---> Tham khảo thêm: Đề thi giữa học kì 1 Toán 9 sách Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: Cự Giải
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 1.366
Sắp xếp theo