Bài toán chuyển động đều lớp 5 Cách giải bài toán chuyển động lớp 5
Toán lớp 5: Dạng toán chuyển động đều
Các dạng Toán về chuyển động lớp 5 được GiaiToan biên soạn, hướng dẫn chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh ôn tập, củng cố và nâng cao thêm kiến thức đã học trong chương trình Toán lớp 5, Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo chi tiết.
Tham khảo thêm:
- Dạng toán chuyển động cùng chiều và gặp nhau
- Dạng toán chuyển động ngược chiều và gặp nhau
- Dạng toán chuyển động trên dòng nước
I. Toán chuyển động đều lớp 5
1. Định nghĩa
Chuyển động đều là loại chuyển động theo một hướng không đổi.
2. Các đại lượng đặc trưng cho chuyển động đều
+ Vận tốc: Quãng đường đi được trong một khoảng thời gian nhất định. Đơn vị: km/ giờ, m/ giây, m/ phút, …
+ Quãng đường: Quãng đường đi được khi chuyển động khi chuyển động thẳng đều. Đơn vị: km, m, cm, …
+ Thời gian: Thời gian để đi hết quãng đường. Đơn vị: giờ, phút, giây, …
II. Bài toán cơ bản về tính quãng đường, vận tốc và thời gian
1. Xác định quãng đường đi được
Công thức:
Quãng đường = Vận tốc x Thời gian
Ví dụ 1: Một ô tô khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút và đến B lúc 10 giờ. Tính quãng đường AB, viết vận tốc của ô tô là 48 km/ giờ.
Lời giải chi tiết:
Bài giải
Thời gian ô tô đi hết quãng đường AB là:
10 giờ - 7 giờ 15 phút = 2 giờ 45 phút
Đổi 2 giờ 45 phút = 2,75 giờ
Độ dài quãng đường AB là:
48 x 2,75 = 132 (km)
Đáp số: 132 km.
2. Xác định thời gian
Công thức:
Thời gian = Quãng đường : Vận tốc
Ví dụ 2: Một người đi bộ quãng đường AB dài 11,25km với vận tốc 4,5km/ giờ. Tính thời gian người đó đi hết quãng đường AB.
Lời giải chi tiết:
Bài giải
Thời gian người đi bộ đi hết quãng đường AB là:
11,25 : 4,5 = 2,5 (giờ)
Đáp số: 2,5 giờ.
3. Xác định vận tốc
Công thức:
Vận tốc = Quãng đường : Thời gian
Ví dụ 3: Một con chuột túi chạy 20 phút với vận tốc không đổi thì chạy được quãng đường dài 16,8km. Tính vận tốc của con chuột túi.
Lời giải chi tiết:
Bài giải
Vân tốc của con chuột túi là:
16,8 : 20 = 0,84 (km/ phút)
Đáp số; 0,84km/ phút.
4. Bài toán có thời gian nghỉ
+ Thời gian đi hết quãng đường = thời gian đến - thời gian khởi hành - thời gian nghỉ (nếu có).
+ Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
+ Thời gian khởi hành = thời gian đến - thời gian đi - thời gian nghỉ (nếu có).
Ví dụ 4: Một ô tô đi từ A lúc 12 giờ 15 phút và đến B lúc 17 giờ 35 phút. Dọc đường ô tô nghỉ trong 1 giờ 5 phút. Tính vận tốc của xe ô tô. Biết quãng đường AB dài 170km.
Lời giải chi tiết:
Bài giải
Thời gian ô tô đi từ A đến B (không tính thời gian nghỉ) là:
17 giờ 35 phút – 12 giờ 15 phút – 1 giờ 5 phút = 4 giờ 15 phút
Đổi 4 giờ 15 phút = 4,25 giờ
Vận tốc của xe ô tô là:
170 : 4,25 = 40 (km/ giờ)
Đáp số: 40km/ giờ.
III. Bài tập tự luyện Toán chuyển động lớp 5
Bài 1: Một ô tô khỏi hành từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 10 giờ 15 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài 154 km.
Bài 2: Quãng đường AB dài 99km. Một ô tô đi với vận tốc 45km/giờ và đến B lúc 11 giờ 12 phút. Hỏi ô tô đi từ A lúc mấy giờ? Biết dọc đường ô tô nghỉ 15 phút.
Bài 3: Một xe tải với vận tốc 34,5km/giờ bắt đầu đi lúc 7 giờ 30 phút và đến nơi lúc 14 giờ 45 phút, nghỉ dọc đường mất 1 giờ 15 phút. Hỏi quãng đường dài bao nhiêu?
Bài 4: Hai thành phố A và B cách nhau 135km. Một xe máy đi từ A tới B với vận tốc 42km/giờ. Hỏi sau khi khởi hành 2 giờ 30 phút xe máy còn cách B bao nhiêu km?
Bài 5: Một người đi trên quãng đường dài 112 km, trong 2 giờ đầu người đó đi bằng ô tô với vận tốc 35 km/giờ. Sau đó phải đi tiếp 1,5 giờ nữa bằng xe gắn máy mới hết quãng đường. Hỏi:
a) Quãng đường đi xe gắn máy dài bao nhiêu ki-lô-mét?
b) Vận tốc tính bằng giờ của xe máy.
Bài 6: Quãng đường AB dài 120 km. Lúc 7 giờ một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 50 km/giờ và nghỉ trả khách 45 phút. Sau đó ô tô đi từ B về A với vận tốc 60 km/giờ. Hỏi ô tô về A lúc mấy giờ?
------------------------------------------------------
- Lượt tải: 734
- Lượt xem: 13.412
- Dung lượng: 234,1 KB
Link Download chính thức:
Bài toán chuyển động đều lớp 5 Download- Doan NguyenThích · Phản hồi · 0 · 20:51 05/05